Vũ Tiến Thành
Sinh viên Trường Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội
Email: vutienthanh1612@gmail.com
Tóm tắt
Đề tài này tập trung nghiên cứu mức độ tác động của tin giả chính trị trên mạng xã hội đến nhận thức chính trị của sinh viên tại Hà Nội. Kết quả cho thấy: Sự đa dạng của mối quan hệ xã hội, Nhận thức về tin giả và Xác minh thông tin có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức chính trị; trong khi Mức độ tin cậy vào mạng xã hội và Niềm tin vào người khác trên môi trường trực tuyến có ảnh hưởng tiêu cực tới nhận thức chính trị. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để hạn chế những tác động của tin giả chính trị trên mạng xã hội đến nhận thức của sinh viên.
Từ khóa: Tin giả, chính trị, nhận thức, sinh viên, mạng xã hội
Summary
This study focuses on examining the extent to which political fake news on social media influences the political awareness of university students in Hanoi. The results indicate that the diversity of social relationships, awareness of fake news, and information verification positively impact political awareness. In contrast, trust in social media and trust in others in the online environment have a negative impact. Based on these findings, the author proposes several solutions and recommendations to mitigate the effects of political fake news on students' political awareness.
Keywords: Fake news, politics, awareness, students, social media
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong kỷ nguyên số, đặc biệt là mạng xã hội – ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của Internet tốc độ cao cùng các sản phẩm nội dung số, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng, nhất là thế hệ trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích vượt trội, sự phát triển ồ ạt của mạng xã hội cũng tạo điều kiện cho tin giả lan truyền nhanh chóng và khó kiểm soát. Sinh viên – lực lượng trẻ, tiếp cận thông tin nhanh – là nhóm chịu ảnh hưởng lớn từ tin giả chính trị. Do đó, nghiên cứu “Tác động của tin giả chính trị trên mạng xã hội đến nhận thức chính trị của sinh viên tại Hà Nội” mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị của sinh viên trong bối cảnh hội nhập.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Allcott và Gentzkow (2017) cho rằng mọi hình thức làm sai lệch thông tin đều là tin giả nếu gây hiểu lầm. Ở Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông (cũ) đưa ra định nghĩa về tin giả trên không gian mạng là những thông tin sai sự thật được cố ý đăng tải, lan truyền nhằm mục đích không chính đáng, gây hiểu lầm cho người đọc, người xem hoặc những thông tin có một phần sự thật nhưng không hoàn toàn chính xác do không được kiểm chứng, xác minh hoặc bị phóng đại, suy diễn, làm thay đổi bản chất của sự việc, thường xuất hiện dưới dạng tin tức và được lan truyền chủ yếu trên mạng xã hội.
Nhận thức chính trị được định nghĩa là “mức độ mà một cá nhân quan tâm đến chính trị và hiểu được những gì mình đã tiếp cận” (Zaller, 1992). Nhận thức này cho phép con người tích lũy tri thức về chính trị (Amer, 2009). Đây là yếu tố quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ chính trị của công dân, sự nhất quán trong hệ tư tưởng chính trị và hành vi bỏ phiếu (Pasek và cộng sự, 2006).
Khái niệm "mạng xã hội" cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thức và duy nhất được toàn bộ giới học thuật công nhận. Theo Boyd và Ellison (2007) cho rằng mạng xã hội là những trang web cho phép người dùng tạo hồ sơ cá nhân và thể hiện các mối quan hệ với những người khác. Ở một góc nhìn sâu hơn về hành vi và sự tương tác trong mạng lưới, Potts và cộng sự (2008) định nghĩa mạng xã hội là một hệ thống gồm các cá nhân có mối liên kết với nhau, trong đó các quyết định liên quan đến sản xuất và tiêu dùng của mỗi người được định hình bởi hành vi giao tiếp hoặc tín hiệu từ những thành viên khác trong mạng lưới.
PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sự đa dạng của các mối quan hệ xã hội
Các quan sát cho thấy niềm tin vào tính xác thực của thông tin nhận được qua mạng xã hội phần lớn phụ thuộc vào cá nhân chia sẻ thông tin đó (Zubiaga & Ji, 2014). Nếu một người dùng có bạn bè hoặc theo dõi những cá nhân đến từ các nền tảng xã hội khác nhau, họ sẽ có nhiều khả năng tiếp xúc với đa dạng quan điểm. Sự đa dạng trong ý kiến này có thể khiến họ bắt đầu hoài nghi về độ chính xác của thông tin trên mạng xã hội. Khi chứng kiến những bài đăng mang nội dung trái ngược từ bạn bè, người dùng dần hình thành nhận thức về sự tồn tại của tin giả. Ngay cả khi không thể xác định chính xác đâu là tin sai lệch, bản thân sự mâu thuẫn giữa các quan điểm cũng là dấu hiệu cho thấy một phần thông tin có thể không chính xác. (Majerczak & Strzelecki, 2022). Theo đó, tác giả đề xuất giả thuyết:
H1: Sự đa dạng của các mối quan hệ xã hội có tác động tích cực đến nhận thức chính trị.
Nhận thức về tin giả
Nhận thức về tin giả và mức độ tin cậy của mạng xã hội có thể được xem như một thước đo mức độ đáng tin của tác giả tin tức. Khi một cá nhân nhận thấy thông tin từ một nguồn cụ thể có dấu hiệu gây hiểu lầm, họ có thể coi nguồn tin đó là không đáng tin cậy. Trong trường hợp xấu nhất, họ có thể bắt đầu nghi ngờ cả động cơ của nguồn tin (Majerczak & Strzelecki, 2022). Do đó, điều quan trọng nhất là tác giả của các tin tức được công bố phải được nhìn nhận là một nguồn đáng tin cậy. Nhận thức của cá nhân (công dân) có vai trò quyết định trong việc ngăn chặn và đối phó đồng thời có thể làm nảy sinh các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Có thể lập luận rằng những người có mức độ nhận thức cao hơn về tin giả thường hoài nghi hơn về độ tin cậy của mạng xã hội. Giả thuyế được tác giả đề xuất như sau:
H2: Nhận thức về tin giả có tác động tích cực đến nhận thức chính trị.
Mức độ tin cậy của mạng xã hội
Ngày nay, ngày càng nhiều người bắt đầu nhận ra vấn đề về tính đáng tin cậy của các nguồn tin tức trên truyền thông. Điều này xuất phát từ những quan điểm hoặc định kiến đối với người tạo tin tức, cũng như sự kém cỏi hoặc các chiêu trò thao túng của truyền thông (Allcott & Gentzkow, 2017). Ngoài ra, nhận thức về độ tin cậy của mạng xã hội có mối quan hệ đáng kể với sự tham gia chính trị trực tuyến của thế hệ Z (Alfred & Wong, 2022). Vì vậy, có thể suy luận rằng đối với nhóm người trẻ, đặc biệt là sinh viên thế hệ Z – những đối tượng thường xuyên tiếp cận thông tin chính trị qua mạng xã hội – mức độ tin cậy mà họ dành cho các nền tảng này có thể định hình cách họ tiếp nhận và đánh giá thông tin. Dựa trên những phân tích trên, tác giả đề xuất giả thuyết sau:
H3: Mức độ tin cậy của mạng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức chính trị.
Niềm tin vào người khác trên môi trường trực tuyến
Trong môi trường mạng xã hội, niềm tin đã trở thành một cơ chế quản trị quan trọng, điều chỉnh hành vi của các thành viên trong mạng lưới (Majerczak & Strzelecki, 2022). Các dịch vụ mạng còn hỗ trợ việc hình thành các kết nối mới với người lạ dựa trên quan điểm chính trị, sở thích chung (Boyd & Ellison, 2007). Có thể giả định rằng khi mức độ tin tưởng cao, người tiếp nhận tin tức sẽ ít kiểm chứng nguồn thông tin hơn vì họ dựa vào những cá nhân được coi là đáng tin cậy (Gawron & Strzelecki, 2021). Bên cạnh đó, sự đáng tin cậy của phương tiện truyền thông, là một yếu tố then chốt trong việc định hình nhận thức của cá nhân về các nguồn tin tức và sự sẵn lòng tiếp nhận thông tin từ các nguồn tin này (Lan & and Tung, 2024). Do đó, người dùng có thể tiếp nhận thông tin chính trị thông qua một cách thụ động, dựa vào sự tín nhiệm với các cá nhân hoặc nhóm trực tuyến. Dựa trên những phân tích trên, tác giả đề xuất giả thuyết sau:
H4: Niềm tin vào người khác trên môi trường trực tuyến có tác động tích cực đến nhận thức chính trị.
Kiểm chứng thông tin
Việc kiểm chứng thông tin là một phản ứng đối với nhận thức của người tiếp nhận rằng tin tức có thể gây hiểu lầm (Scheufele & D.A, 2018). Các nghiên cứu chỉ ra rằng người dùng sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để xác định tính xác thực của thông tin. Do đó, một số người có khả năng phát hiện tin giả tốt hơn những người khác (Flanagin & Metzger, 2007). Đồng thời, các thành viên trên mạng xã hội có thể có các mức độ hiểu biết khác nhau về tin giả dựa trên kỹ năng và kinh nghiệm của họ. Khi mọi người có khả năng đánh giá độ tin cậy của thông tin ở mức cao, họ sẽ xem xét nội dung cẩn thận. Khi một nguồn tin báo cáo rằng một tin tức là giả mạo và không nên tin tưởng, một số người có thể đơn giản bỏ qua mà không suy xét về cách thông tin đó xuất hiện. Tuy nhiên, những người am hiểu hơn và quan tâm đến chủ đề tin giả sẽ tìm kiếm các nguồn thông tin thay thế để hiểu rõ hơn về hiện tượng này (Cooke, 2017). Dựa trên những phân tích trên, tác giả đề xuất giả thuyết sau:
H5: Kiểm chứng thông tin có tác động tích cực đến nhận thức chính trị.
Kế thừa các kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như Hình 1.
|
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất |
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu sơ cấp gồm 337 mẫu, được thu thập trực tuyến thông qua bản hỏi gồm 24 câu, từ tháng 03/2025 đến tháng 04/2025. Các thang đo được thiết kế theo Likert-5.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kiểm định Cronbach Alpha
Bảng 1: Tóm tắt kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo
Thành phần | Cronbach’s Alpha | Tương quan biến tổng |
Mối quan hệ xã hội đa dạng (STD) | 0,783 | 0,639 - 0,613 |
Nhận thức tin giả (FNA) | 0,833 | 0,583 - 0,709 |
Độ tin cậy trên mạng xã hội (SMC) | 0,825 | 0,590 - 0,731 |
Niềm tin vào người khác trên môi trường trực tuyến (TPO) | 0,791 | 0,724 - 0,750 |
Xác minh thông tin (IV) | 0,818 | 0,554 - 0,689 |
Nhận thức chính trị (PA) | 0,775 | 0,549- 0,631 |
Nguồn: Xử lý dữ liệu khảo sát của tác giả
Như thể hiện trong Bảng 1, tất cả các yếu tố đều có giá trị Cronbach’s Alpha tổng đều lớn hơn > 0,7. Các giá trị hệ số tương quan biến - tổng đã hiệu chỉnh, các yếu tố của các biến đều thỏa mãn > 0,3 và Cronbach's Alpha nếu loại bỏ mục này đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha tổng. Mức độ tin cậy của tất cả các yếu tố của các biến này đều thỏa mãn.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho hệ số KMO = 0,862. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO là 0,862 > 0,5, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp. Kết quả kiểm định Bartlett có giá trị Sig. = 0.000
Trị số giá trị riêng dùng để xác định số lượng nhân tố trong EFA. Qua xử lý dữ liệu ta thấy từ biến quan sát 1 đến biến quan sát 5 thì trị số trên là 1,322 > 1. Nên 5 nhân tố đầu được giữ lại trong phân tích. Tổng phương sai trích: 63,214 > 50% thể hiện rằng 5 nhân tố được trích cô đọng được 63,214%. Chứng tỏ, mô hình EFA trên là phù hợp.
Phân tích hồi quy
Bảng 2: ANOVA
Mô hình | Tổng bình phương | df | Bình phương trung bình | F | Sig, |
1 Hồi quy Sai số dư Tổng | 124,473 71,637 196,111 | 5 331 336 | 24,895 ,216 | 115,026 | ,000ᵇ |
Nguồn: Xử lý dữ liệu khảo sát của tác giả
Bảng 2 cho thấy kết quả kiểm định F để đánh giá giả thuyết về giả thuyết sự phù hợp của mô hình hồi quy. Giá trị Sig. của F là 0,000
Bảng 3: Kết quả phân tích hồi quy
Mô hình | Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa | Hệ số hồi quy chuẩn hóa | t | Sig, | Kiểm tra đa cộng tuyến | ||
B | Sai số chuẩn | Beta | Độ chấp nhận | VIF | |||
1 Hằng số STD FNA SMC TPO IV | 2,595 ,121 ,206 -,221 -,287 ,344 | ,312 ,038 ,040 ,037 ,041 ,040 |
,124 ,192 -,226 -,271 ,328 | 8,323 3,227 5,129 -5,979 -6,999 8,669 | ,000 ,001 ,000 ,000 ,000 ,000 |
,753 ,787 ,769 ,738 ,769 |
1,328 1,271 1,300 1,356 1,300 |
Nguồn: Xử lý dữ liệu khảo sát của tác giả
Điều kiện để không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến: Giá trị của độ chấp nhận của biến và VIF (hệ số phóng đại phương sai) đều nhỏ hơn 10 (thỏa mãn lý thuyết). Vì vậy, mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Tất cả các biến bao gồm Sự đa dạng các mối quan hệ xã hội, Nhận thức tin giả, Mức độ tin cậy mạng xã hội, Niềm tin vào người khác trên môi trường trực tuyến, Xác minh thông tin đều có giá trị Sig.
Từ kết quả hồi quy, tác giả nghiên cứu đã xây dựng phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa:
PA= 2.595 + 0.121*STD + 0.206*FNA - 0.221*SMC - 0.287*TPO +0.344*IV
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến Nhận thức chính trị lần lượt là: Xác nhận thông tin (Ꞵ = 0,328), Nhận thức tin giả (Ꞵ = 0,192), Đa dạng mối quan hệ xã hội (Ꞵ = 0,124). Cả 3 yếu tố tác động tích cực đến nhận thức chính trị. Còn yếu tố Mức độ tin cậy của mạng xã hội (Ꞵ = -0,226) và Niềm tin vào người khác trên môi trường trực tuyến (Ꞵ = -0,271) tác động tiêu cực đến nhận thức chính trị của sinh viên.
KẾT LUẬN
Năm giả thuyết ban đầu tác giả đưa ra đều được chấp nhận gồm: Sự đa ra các mối quan hệ xã hội, Nhận thức về tin giả, Mức độ tin cậy của mạng xã hội, Niềm tin vào người khác trên môi trường trực tuyến, Xác minh thông tin. Các yếu tố như đa dạng mối quan hệ xã hội, Nhận thức về tin giả và Xác minh thông tin có tác động tích cực đến việc nâng cao nhận thức chính trị. Ngược lại, Mức độ tin cậy vào mạng xã hội và Niềm tin vào người khác trên môi trường trực tuyến lại có tác động tiêu cực đến nhận thức chính trị. Riêng yếu tố Xác minh thông tin có tác động mạnh nhất đến nhận thức chính trị của sinh viên. Điều này khẳng định vai trò quan trọng của khả năng tự đánh giá, kiểm chứng nguồn tin trong việc xây dựng nhận thức chính trị vững chắc cho sinh viên trước nguy cơ lan truyền tin giả.
Đề xuất và kiến nghị
Nâng cao kỹ năng kiểm chứng thông tin
Sinh viên cần nâng cao ý thức cảnh giác đối với thông tin xuất phát từ các trang mạng, tài khoản cá nhân, kênh truyền thông hoặc hội nhóm không rõ nguồn gốc, thiếu độ tin cậy. Sinh viên cần chủ động đối chiếu nội dung tiếp nhận với các kênh truyền thông chính thống, các cơ quan báo chí lớn, uy tín hoặc cơ quan ngôn luận chính thức của nhà nước để kiểm tra, xác thực của thông tin. Tránh tuyệt đối việc đăng tải, chia sẻ thông tin lên mạng xã hội khi chưa kiểm chứng kỹ càng, nhằm hạn chế nguy cơ tiếp tay cho việc lan truyền tin giả, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức chính trị chung của cộng đồng.
Chủ động nghiên cứu và nắm vững các quy định của pháp luật
Sinh viên cần chủ động nghiên cứu và nắm vững các quy định của pháp luật, đặc biệt là luật an ninh mạng và bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân trên môi trường số. Việc hiểu biết đầy đủ về các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động sử dụng mạng xã hội không chỉ giúp sinh viên tránh các hành vi vi phạm pháp luật một cách vô ý, mà còn nâng cao ý thức trách nhiệm đối với hành vi tuyên truyền, chia sẻ thông tin của bản thân.
Bên cạnh đó, sinh viên cần tích cực trau dồi kiến thức lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước sẽ giúp sinh viên củng cố, bảo vệ lập trường tư tưởng vững vàng, tăng cường khả năng nhận diện, phân tích thông tin chính trị trên không gian mạng.
Tăng cường vai trò của nhà trường trong giáo dục kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin
Nhà trường cần đẩy mạnh công tác giáo dục, trang bị cho sinh viên các kỹ năng tiếp nhận, phân tích và xử lý thông tin một cách khoa học, đặc biệt trong môi trường truyền thông số. Cụ thể, các cơ sở giáo dục đại học nên đưa nội dung về nhận diện tin giả, phân biệt thông tin chính thống và thông tin sai lệch vào chương trình giảng dạy các môn học liên quan như kỹ năng mềm, truyền thông đại chúng hoặc pháp luật đại cương. Thông qua đó, sinh viên có cơ hội tiếp cận các phương pháp kiểm chứng thông tin, rèn luyện tư duy phản biện, và nâng cao năng lực tự bảo vệ bản thân trước các tác động tiêu cực của tin giả chính trị.
Nâng cao tính chủ động của các cơ quan báo chí
Các cơ quan báo chí, kênh truyền thông chủ động định hướng dư luận, phản bác các luận điệu xuyên tạc, bịa đặt từ tin giả, đặc biệt những thông tin liên quan đến chính phủ, chủ quyền quốc gia và các vấn đề xã hội nhạy cảm. Việc chủ động xử lý và phản bác nhanh chóng không chỉ giúp làm rõ các luận điệu sai trái, hạn chế sự lan truyền thông tin sai lệch, mà còn góp phần củng cố niềm tin của công chúng đối với các nguồn tin chính thống.
Tài liệu tham khảo
1. Amer, M. (2009). Political Awareness and its Implications on Participatory Behaviour: A Study of Naga Women Voters in Nagaland. Indian Journal of Gender Studies, 16(3), 359–374. https://doi.org/10.1177/097152150901600303
2. Alfred, J. J. R., & Wong, S. P. (2022), The Relationship between the Perception of Social Media Credibility and Political Engagement in Social Media among Generation Z. Journal of Communication, Language and Culture, 2(2), Article 2. https://doi.org/10.33093/jclc.2022.2.2.2
3. Allcott, H., & Gentzkow, M. (2017), Social Media and Fake News in the 2016 Election. Journal of Economic Perspectives, 31(2), 211–236. https://doi.org/10.1257/jep.31.2.211
4. Boyd, D. M., & Ellison, N. B. (2007), Social Network Sites: Definition, History, and Scholarship. Journal of Computer-Mediated Communication, 13(1), 210–230. https://doi.org/10.1111/j.1083-6101.2007.00393.x
5. Cooke, N. A. (2017). Posttruth, Truthiness, and Alternative Facts: Information Behavior and Critical Information Consumption for a New Age. The Library Quarterly, 87(3), 211–221. https://doi.org/10.1086/692298
6. Flanagin, A. J., & Metzger, M. J. (2007). The role of site features, user attributes, and information verification behaviors on the perceived credibility of web-based information. New Media & Society, 9(2), 319–342. https://doi.org/10.1177/1461444807075015
7. Gawron, M., & Strzelecki, A. (2021). Consumers’ Adoption and Use of E-Currencies in Virtual Markets in the Context of an Online Game. Journal of Theoretical and Applied Electronic Commerce Research, 16(5), Article 5. https://doi.org/10.3390/jtaer16050071.
8. Lan, D. H., & and Tung, T. M. (2024). Exploring fake news awareness and trust in the age of social media among university student TikTok users. Cogent Social Sciences, 10(1), 2302216. https://doi.org/10.1080/23311886.2024.2302216
9. Majerczak, P., & Strzelecki, A. (2022). Trust, Media Credibility, Social Ties, and the Intention to Share towards Information Verification in an Age of Fake News. Behavioral Sciences, 12(2), 51. https://doi.org/10.3390/bs12020051
10. Pasek, J., Kenski, K., Romer, D., & Jamieson, K. H. (2006). America’s Youth and Community Engagement: How Use of Mass Media Is Related to Civic Activity and Political Awareness in 14- to 22-Year-Olds. Communication Research, 33(3), 115–135. https://doi.org/10.1177/0093650206287073
11. Potts, J., Cunningham, S., Hartley, J., & Ormerod, P. (2008). Social network markets: A new definition of the creative industries. Journal of Cultural Economics, 32(3), 167–185. https://doi.org/10.1007/s10824-008-9066-y
12. Zaller, J. (1992). The Nature and Origins of Mass Opinion. Cambridge University Press.
13. Zubiaga, A., & Ji, H. (2014). Tweet, but verify: Epistemic study of information verification on Twitter. Social Network Analysis and Mining, 4(1), 163. https://doi.org/10.1007/s13278-014-0163-y
Ngày nhận bài: 09/5/2025; Ngày hoàn thiện biên tập: 20/5/2025; Ngày duyệt xuất bản: 23/5/2025 |