Văn học nghệ thuật hải ngoại cũng là máu thịt của dân tộc

29/04/2025 12:30

Các nhà quản lý, nhà nghiên cứu đều chung khẳng định văn học nghệ thuật của người Việt ở nước ngoài là máu thịt của dân tộc, là một phần của thành tựu văn học nghệ thuật dân tộc.

hải ngoại  - Ảnh 1.

Bộ phim Mùi đu đủ xanh đánh dấu một phim tiếng Việt vang lên ở các liên hoan phim lớn nhất thế giới

Người Việt hải ngoại chuộng lịch Việt Nam chuyển sang hơn lịch in tại Trung QuốcCa sĩ hải ngoại có thể được cấp phép biểu diễn trong 1 nămNhà văn hải ngoại và những chân trời mới vẫn còn khuất lấp...

Những văn nghệ sĩ thế hệ đầu tiên thường trĩu nặng nỗi nhớ quê hương, cảm giác mất mát lạc lõng giữa xã hội mới. Các tác phẩm chất chứa nỗi bi thương cá nhân, hóa thành biểu tượng cho một cộng đồng ly tán.

Vì cách nhìn, chỗ đứng và mặc cảm tha phương khiến một số công trình có những khái quát, nhận định cực đoan, phiến diện, thiếu thiện chí. Tuy nhiên theo thời gian, tâm trạng này đã chuyển biến mạnh mẽ.

Thế hệ các văn nghệ sĩ thứ hai, thứ ba - những người sinh ra hoặc lớn lên trong môi trường đa văn hóa - mang đến một cảm xúc và nguồn năng lượng sáng tác mới, khát khao kết nối với quê hương, chủ động tìm kiếm bản sắc dân tộc.

Nhiều văn nghệ sĩ chủ động gác lại nỗi ám ảnh quá khứ để hướng về tương lai, nhấn mạnh khát vọng hòa giải dân tộc, hàn gắn những vết thương lịch sử. Nhiều tác phẩm mới ra đời, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc kể những câu chuyện vượt lên, chữa lành và hy vọng; tìm kiếm những giá trị chung của con người, về tình yêu, hòa bình.

"Cần khẳng định các văn nghệ sĩ, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài đã có những đóng góp không nhỏ cho nền văn nghệ nước nhà thống nhất trong đa dạng", ông Nguyễn Xuân Thắng nói.

Ông khẳng định chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về hòa giải, hòa hợp dân tộc, thống nhất đất nước, về đại đoàn kết toàn dân tộc; coi người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; coi văn học, nghệ thuật của người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của nền văn học, nghệ thuật nước nhà. Tất cả vì mục tiêu cao nhất là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Thế Kỷ cho biết không ít văn nghệ sĩ người Việt rất nổi tiếng ở nước ngoài, sau bao năm xa quê, đã mong ước về lại quê hương như GS Trần Văn Khê, nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị và nhiều người khác...

Điện ảnh, âm nhạc hải ngoại đóng góp to lớn

Ở lĩnh vực điện ảnh, TS Ngô Phương Lan khẳng định trong mấy chục năm qua, kể từ khi đất nước bước vào đổi mới và mở cửa, bên cạnh dòng chảy chính thống trong nước còn có một dòng chảy của các đạo diễn gốc Việt ở ngoài nước và các đạo diễn gốc Việt về Việt Nam làm phim, đóng góp lớn cho điện ảnh Việt Nam.

Một số phim của các đạo diễn gốc Việt thành công tại các liên hoan phim quốc tế và phát hành rộng rãi ở nhiều nước như Mùi đu đủ xanh, Xích lô của Trần Anh Hùng, Ba mùa của Tony Bùi, Mùa len trâu của Nguyễn Võ Nghiêm Minh, Bụi hồng và Thời xa vắng của Hồ Quang Minh. Gần đây, Muôn vị nhân gian của Trần Anh Hùng, Bên trong vỏ kén vàng của Phạm Thiên Ân đạt được thành công lớn tại Liên hoan phim Cannes năm 2023.

Cùng với đó là dòng phim của người gốc Việt trở Việt Nam như Lưu Huỳnh, Charlie Nguyễn, Victor Vũ, Dustin Nguyễn, Hàm Trần, Ngô Thanh Vân... Có thời kỳ phim của các đạo diễn gốc Việt chiếm một phần rất lớn trong bức tranh điện ảnh Việt Nam.

Có những năm phim của đạo diễn gốc Việt chiếm đa số trong các phim được sản xuất trong nước và cũng thành công hơn hẳn về doanh thu, đem lại luồng gió mới cho điện ảnh Việt Nam.

Mấy năm gần đây, phim của các đạo diễn gốc Việt không còn áp đảo trong toàn cảnh phim Việt Nam và cũng không còn nhiều phim thành công cả về doanh thu lẫn chất lượng nghệ thuật.

Nhưng sự xuất hiện của một làn sóng các đạo diễn người Việt Nam ở nước ngoài mới đang là điều đáng chờ đợi. Theo bà Lan, chúng ta rất nên thu hút nhiều người Việt Nam có tài đang sống ở nước ngoài làm văn hóa, làm điện ảnh.

Về âm nhạc, diễn giả Nguyễn Thị Mỹ Liên (Trường đại học Sài Gòn) dẫn trường hợp nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo, Tôn Thất Tiết... để khẳng định những đóng góp to lớn của các nhạc sĩ trong việc quảng bá văn hóa, nghệ thuật truyền thống của Việt Nam ra thế giới.

Dịch từ Nguyễn Huy Thiệp đến hồi ký Nguyễn Thị Định

Nói về văn học của người Việt tại Mỹ, PGS.TS Trần Lê Hoa Tranh (Đại học Quốc gia TP.HCM) khẳng định mấy chục năm qua các nhà văn gốc Việt ở Mỹ đã có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam nói chung.

Từ giữa những năm 1980, khi luồng gió Đổi mới xuất hiện, giao lưu văn hóa văn học giữa các nhà văn Việt Nam trong nước và ở nước ngoài bắt đầu khởi sắc, các nhà văn gốc Việt bắt đầu dịch sang tiếng Anh những tác phẩm của các nhà văn Việt Nam.

Những cái tên như Tô Thùy Yên, Doãn Quốc Sỹ, Mai Thảo, Cung Trầm Tưởng, Dương Nghiễm Mậu, Võ Phiến, Nguyễn Xuân Hoàng, Du Tử Lê, Trùng Dương, Nhã Ca, Nguyễn Mộng Giác... đã tiếp nối và lưu giữ những thành tựu văn học miền Nam ở nước ngoài.

Và theo thời gian, những nhà văn gốc Việt ở Mỹ góp công giới thiệu văn hóa và đời sống người Việt Nam cho nước sở tại; hỗ trợ quá trình hòa nhập của người Việt Nam tại Mỹ; phát triển một thế hệ nhà văn Việt Nam mới; giới thiệu và dịch văn học Việt Nam ở Mỹ.

Sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận, việc "hợp lưu" giữa những nhà văn gốc Việt và nhà văn Việt Nam càng nhiều hơn, thế hệ trẻ du lịch về Việt Nam càng nhiều, việc gặp gỡ với các nhà văn ở Việt Nam cũng dễ dàng. Năm 1995, tuyển tập truyện ngắn hậu chiến của các nhà văn Mỹ và Việt Nam do Truong Vu và Wayne Karlin dịch sang tiếng Anh được xuất bản.

Năm 1996, Dinh Linh đã tổ chức dịch tuyển tập truyện ngắn Việt Nam đương đại có tên Night, Again (Lại đêm). Đinh Từ Bích Thúy cùng với Martha Collins dịch hợp tuyển thơ Green rice (Cốm non) của Lâm Thị Mỹ Dạ. Nguyen Quy Duc cùng với John Balaban đã dịch và xuất bản truyện của Hồ Anh Thái, Nguyễn Quang Thân, Lê Minh Khuê... vào năm 1996. Ngo Vinh Hai, Nguyen Ba Chung, Kevin Bowen và David Hunt dịch Thời xa vắng của Lê Lựu năm 1997. Duong Van Mai Elliott dịch hồi ký Nguyễn Thị Định. Năm 2008, Andrew X. Pham, với sự giúp sức của cha mình, dịch Nhật ký Đặng Thùy Trâm sang tiếng Anh với tên gọi Last Night I Dream of Peace...

Nguyễn Nguyệt Cầm cùng với Dana Sachs dịch tuyển truyện dân gian Việt Nam, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Bà còn cùng với chồng là giáo sư sử học Peter Zinoman dịch Số đỏ của Vũ Trọng Phụng...

Và bản dịch Truyện Kiều của Huỳnh Sanh Thông (1926 - 2008) được sử dụng nhiều nhất tại các trường đại học ở Mỹ.

hải ngoại  - Ảnh 2.

TS Phạm Tất Thắng - ủy viên Trung ương Đảng, phó trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương - phát biểu - Ảnh: TTXVN

TS Phạm Tất Thắng - phó trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương - kết luận hội thảo cho biết các nhà khoa học, văn nghệ sĩ trong và ngoài nước đều phấn khởi chờ đón sự kiện này - sự kiện chính thống đầu tiên của một cơ quan lý luận của Đảng dành cho văn học nghệ thuật của Việt Nam ở nước ngoài.

Tất cả đều là con dân đất Việt

Văn học nghệ thuật hải ngoại cũng là máu thịt của dân tộc - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Xuân Thắng dẫn ra bài viết mới đây của Tổng Bí thư Tô Lâm "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một", khẳng định: mọi người Việt Nam, dù ở trong nước hay ngoài nước, dù từng đứng ở phía nào của lịch sử, đều cùng mang một cội nguồn, một ngôn ngữ, một tình yêu dành cho quê hương đất nước.

Sẽ không còn mặc cảm về những người ở "phía bên kia" mà tất cả đều là "con dân đất Việt", "con Lạc, cháu Hồng".

Ông Thắng nhấn mạnh văn học, nghệ thuật cần trở thành biểu tượng cho sự kết nối từ trái tim đến trái tim của hàng triệu người Việt trong nước và trên khắp năm châu.

Văn học nghệ thuật hải ngoại cũng là máu thịt của dân tộc - Ảnh 4.Văn học nghệ thuật góp tiếng nói hòa hợp dân tộc

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định văn học nghệ thuật 50 năm qua là tiếng nói của sự hòa hợp dân tộc.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Bạn đang đọc bài viết "Văn học nghệ thuật hải ngoại cũng là máu thịt của dân tộc" tại chuyên mục Văn hóa. Tin bài cộng tác vui lòng gửi về email Banbientap@kinhtevadulich.vn hoặc liên hệ hotline 0917501400.