
Hòa thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân trong Pháp nạn 1963 - Ảnh: Giác Ngộ Online
Theo thông tin từ Ban Trị sự Tôn trí xá lợi của Đức Phật từ Ấn Độ, trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Đại lễ Vesak 2025
28/04/2025 12:30
Hòa thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân trong Pháp nạn 1963 - Ảnh: Giác Ngộ Online
Theo thông tin từ Ban Trị sự Tôn trí xá lợi của Đức Phật từ Ấn Độ, trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Đại lễ Vesak 2025
Người đến chiêm bái không mang theo các vật dụng cá nhân như điện thoại di động, máy ảnh, máy quay phim hoặc vũ khí, chất nổ, đồ ăn, thức uống, các vật dụng có thể làm mất trật tự hoặc ảnh hưởng đến sự an toàn và trang nghiêm.
Ngoài ra, người vào chiêm bái phải tuân thủ hướng dẫn của ban tổ chức, không được chạy, đi tắt qua dòng người đang di chuyển, tuyệt đối giữ im lặng, không tự ý chụp ảnh, quay phim bên trong nơi tôn trí xá lợi.
Ban tổ chức khuyến khích và ưu tiên các đoàn đăng ký trước theo ban trị sự, tự viện, đạo tràng, đơn vị.
Thông tin đăng ký gửi về văn phòng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tại Việt Nam Quốc Tự (số 242-244 đường 3-2, phường 12, quận 10, TP.HCM).
Theo Giác Ngộ Online, pháp nạn Phật giáo 1963 bắt đầu ở Huế, đỉnh điểm là vụ thảm sát 8 Phật tử trước Đài Phát thanh đúng tối ngày rằm tháng tư năm Quý Mão (8-5-1963).
Ngay sau biến cố, trưởng lão hòa thượng Thích Tịnh Khiết - hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam, triệu tập một cuộc họp bất thường và kết quả là ra Bản Tuyên ngôn năm điểm đòi hỏi những quyền căn bản và tối thiểu của tín đồ Phật giáo. Tuyên ngôn được gởi đến phủ tổng thống họ Ngô. Từ đó, phong trào đấu tranh chống chính sách kỳ thị tôn giáo của chính phủ Ngô Đình Diệm lan rộng, rầm rộ.
Trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức gửi ở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM trước khi cung thỉnh về Việt Nam Quốc Tự vào ngày 3-5 tới - Ảnh: Giác Ngộ Online
Trước nguy cơ Phật giáo có thể tiêu vong, hòa thượng Thích Quảng Đức âm thầm viết tâm thư phát nguyện được vị pháp thiêu thân.
Sự kiện tự thiêu của Ngài để bảo vệ chánh pháp và cầu nguyện hòa bình, qua truyền thông, lập tức đã gây chấn động thế giới.
Sau khoảng 15 phút an nhiên thiền định trong biển lửa, nhục thân của Ngài đã được thỉnh về chùa Xá Lợi làm tang lễ.
Nhục thân Bồ tát được cung thỉnh về thiêu tại Đài hỏa táng An dưỡng địa ở Phú Lâm (Sài Gòn), theo nhiều nhân chứng, sau khi nhục thân biến thành tro thì lạ lùng thay, quả tim vẫn còn.
Quả tim lại được đưa trở lại lò thiêu với ngọn lửa trên 4.000 độ trong nhiều giờ liền nhưng vẫn không cháy, trở thành một khối rắn như đá với hình dáng nguyên vẹn một cách huyền diệu, lạ thường.
Chư tăng ni, Phật tử và những người chứng kiến xúc động không nói nên lời. Chư tôn đức trong Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo đã hội ý và quyết định cung thỉnh trái tim bất diệt của Bồ tát trở về chùa Xá Lợi để tôn thờ.
Qua bao gian nguy, trái tim bất diệt của Bồ tát được gìn giữ nơi tôn nghiêm ở chùa Xá Lợi, rồi tôn thờ tại Việt Nam Quốc Tự. Sau đó được gởi vào Ngân hàng Pháp tại Sài Gòn và hiện nay đang được bảo quản trong Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM.