Như chưa hề có cuộc chia ly: Bỏ con bơ vơ ngoài đời thì mình chết sao nhắm mắt được?
04/05/2025 08:30
Cuộc gặp gỡ của chị Thu với cha cùng anh chị của mình trong tập 188 Như chưa hề có cuộc chia ly ngập tràn trong nước mắt hạnh phúc. Cuộc đời của họ là góc nhìn đau đớn của cuộc chiến tranh. Khởi đầu từ cuộc tình dang dở.
Ông Hồng bật khóc khi gặp lại con gái mà mình tìm kiếm bấy lâu tại Như chưa hề có cuộc chia ly - Ảnh: BTC
Khán giả xem chương trình viết lại ý kiến trên fanpage Như chưa hề có cuộc chia ly: "Đúng là hoàn cảnh chiến tranh, bên này, bên kia. Vậy mới thấy hòa bình thật đẹp", "Năm nay chị 50 tuổi. Thật ý nghĩa khi chương trình kể câu chuyện của chị vào dịp này".
Cuộc đời Thu trong Như chưa hề có cuộc chia ly
Chị là Nguyễn Thị Thu, sống ở xã Nam Thái A,
Trailer tập 188 Như chưa hề có cuộc chia ly
Chuyện tình cha và mẹ chị đẹp và thật buồn với những câu hỏi cần giải đáp.
Năm 1969, ông Huỳnh Hồng, đi lính đóng quân tại Đà Nẵng. Bà Trần Thị Kim Sơn lúc đó mới 16, phụ mẹ xay bột, làm bánh bèo, bánh lọc đem ra chợ bán. Ông Hồng vừa gặp bà Sơn đã thích và ngỏ ý muốn lấy bà làm vợ.
Khoảng 5 tháng sau, hai ông bà làm đám cưới ở Đà Nẵng, có người chú thay mặt nhà trai. Ông Hồng không cho bà Sơn biết về hoàn cảnh gia đình, chỉ bảo ba mẹ ông đã mất.
Ông Hồng (giữa) theo dõi Như chưa hề có cuộc chia ly
Sự thật vỡ lỡ khi mẹ có bầu người anh. Mẹ về nhà nội, bị bà nội và cô gây khó dễ, bắt nạt. Đến năm 1974, mẹ và cha ly tán lúc chị còn trong bụng mẹ. Tại bến xe, ông Hồng dặn vợ: "Sau này sinh con gái, em hãy đặt tên con là Thu để kỷ niệm mùa thu của chúng mình nghe em".
TIN LIÊN QUAN
Chị Thu xúc động ôm cha mình sau nhiều năm gặp lại - Ảnh: BTC
Anh của chị Thu tên Tuấn sinh ở Đà Nẵng năm 1970. Sau đó anh và người em gái tên Đính được ông bà nội và cô Năm đón về quê Đức Phổ chơi, rồi ở luôn. Họ thiếu hơi ấm của mẹ từ nhỏ.
Để tìm mẹ và em Thu, anh Tuấn nghĩ đủ cách. Trong quán ăn của gia đình anh có treo ảnh to và khá mờ của mẹ còn sót lại. Mục đích đơn giản là có ai vào ăn nhìn hình thấy giống ai thì chỉ cho. Thậm chí anh còn đi tìm theo nhà ngoại cảm nhưng thất bại. "Tôi chưa hết hy vọng đâu", anh nói.
Điều oái oăm, chị Thu có 10 năm sống ở TP.HCM, trong đó có hai năm theo mẹ chữa bệnh. Chị Đính, người con gái thứ hai sống ở TP.HCM gần 40 năm rồi.
Chị Đính nghẹn ngào: "Cô Năm thương ba, mê tín mà đuổi mẹ đi. Mẹ hận nên không về. Mẹ hận người ta sao mẹ không về tìm hai con? Nhiều khi tôi mơ là mình đang may thì mẹ đứng trước cửa. Tôi ra chợ thấy ai ăn xin nghĩ đến mẹ có vất vả không".
Ông Hồng và vợ sau. Bà cũng là người thường xuyên hối thúc ông đi tìm lại vợ và con - Ảnh: BTC
Ông Hồng không phút nào nguôi ngoai nỗi nhớ. Ông xin giấy đi đường để đi tìm vợ con vào năm 1978. Ông đi Đà Nẵng, nơi nhà cũ của cha vợ, đến Minh Lương, Rạch Giá, đến cả khu gia binh Phan Thanh Giản, Hóc Môn để hỏi nhưng không thành công.
"Chú quyết tìm cho được nó. Các cháu cố gắng giúp cho chú, để tìm đứa con gái rơi trước khi chú mất. Nó ở mấy chục năm mình không chăm sóc, bỏ nó bơ vơ ngoài đời thì mình chết làm sao nhắm mắt được", ông nhắn gửi.
Số phận buồn trong chiến tranh
Việc cô Năm đối xử tệ bạc với bà Sơn có lý do riêng mà các con, thậm chí vợ ông cũng không hiểu được vì sao. Trong chương trình ông Hồng lý giải cho thấy chiến tranh gây ra nhiều đau khổ. Những thanh niên lớn lên trong bom đạn, có số phận nghiệt ngã, không phải do họ tạo nên mà do thời cuộc.
Đại gia đình ông Hồng trong Như chưa hề có cuộc chia ly
Trong chiến tranh mảnh đất Đức Phổ, Quảng Ngãi khốc liệt, ban ngày ở đây thì quốc gia, nhưng mà đêm là cách mạng. Người dân sống khó khăn.
Trong thời chiến, người thanh niên sống phải trốn quân dịch, có nhiều lúc đi ra đường mà gặp đứa nhỏ nó nạt, phải làm thinh.
Báo cáo thu chi tháng 4-2025 Như chưa hề có cuộc chia ly
Tháng 4-2025
9 cuộc tìm ra.
616 đầu thông tin mới được xử lý.
73 hồ sơ tìm kiếm mới được lập.
Như chưa hề có cuộc chia ly: Đến nhà dì chơi rồi đi lạc... 56 năm
56 năm bà Dung thất lạc, mong ước lớn nhất cuối đời bà là được gặp lại người thân.
Bên cạnh nỗ lực đáp ứng các đơn hàng từ thị trường Mỹ, doanh nghiệp Việt đang tích cực tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường hiện diện tại các khu vực tiềm năng như Đông Nam Á, châu Phi hay Trung Đông.
() - Tôn tượng Phật Đại Nhật Như Lai cao 167,5m được xây dựng trên đỉnh núi Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa dự kiến sẽ là tượng Phật lớn nhất thế giới.
Nhà văn hóa Hữu Ngọc, học giả có tiếng của thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, người bắc nhịp cầu văn hóa Việt Nam với thế giới, qua đời tại Hà Nội, hưởng đại thọ 107 tuổi.