
Một số video âm nhạc trở thành xu hướng thời gian gần đây - Ảnh chụp màn hình
Hành trình một bài hát số
Khi video ca nhạc Bắc Bling của Hòa Minzy cán mốc 100 triệu lượt xem trên YouTube chỉ sau một tháng ra mắt, các chuyên gia ước tính nữ ca sĩ có thể thu về 3,6 - 5,1 tỉ đồng từ YouTube Ads và các nền tảng nhạc số như Spotify, Apple Music (nhạc số chiếm 70 - 80% doanh thu).
Nhưng nữ ca sĩ từng thẳng thắn: "Số tiền có được từ YouTube không đáng kể so với những gì tôi đã bỏ ra".
Tóm gọn ngành âm nhạc số vận hành qua ba giai đoạn: sản xuất, phát hành và truyền thông.
Ở giai đoạn sản xuất, các nghệ sĩ độc lập (indie) thường tự quản lý một đội ngũ nhỏ, từ sáng tác đến thu âm. Cũng có các nghệ sĩ hợp tác với công ty quản lý để được hỗ trợ chiến lược bài bản.
Nhật ký của mẹ (Nguyễn Văn Chung) là một trong những bài hát được nghe đi nghe lại nhiều trên mạng - Ảnh chụp màn hình
Ngoài ra tác giả còn thu được tiền từ tác quyền cũng như lượt nghe sản phẩm trên các nền tảng. Số tiền không nhiều so với các ca sĩ thu bản ghi nhưng dẫu sao đó vẫn là một con số khiến tôi hài lòng, đầu tư ngược lại cho sáng tác mới.
Tuy nhiên nhạc số hiện nay cũng đối diện nhiều thách thức: sự can thiệp của AI, xâm phạm bản quyền, việc đăng tải quá dễ dàng dẫn đến chất lượng nội dung đi xuống (mặc dù chất lượng âm thanh/hình ảnh có thể tốt hơn).
Mỗi nền tảng lại có cách truyền thông khác nhau. Ví dụ xu hướng video ngắn 45 giây, làm cho người nghe chỉ tập trung vào đoạn nhạc bắt tai nhất, dẫn đến sự dễ dãi trong sáng tác và sự tiếp cận vẻ đẹp cũng như tinh thần của âm nhạc không được trọn vẹn... Dù vậy, đây là luật chơi trên mỗi nền tảng mà nghệ sĩ tham gia cũng phải chấp nhận.