Muốn công nghiệp TP.HCM cất cánh, cần viết lại 'bản nhạc kết nối'

Trong bối cảnh không gian phát triển được mở rộng sau sáp nhập, TP.HCM đang đứng trước một cơ hội hiếm có để tái định hình chiến lược công nghiệp.
công nghiệp - Ảnh 1.

Các diễn giả trong phiên thảo luận - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tại tọa đàm "Diễn đàn xây dựng nền công nghiệp tự chủ: Vừa vươn lên đã gặp khóXây dựng nền công nghiệp tự chủ: Nỗ lực cống hiến cho khát vọng Made in VietnamCần chú trọng công tác phòng vệ thương mại, bảo vệ ngành sản xuất địa phương

Theo TS Trần Du Lịch, cần tái phân bố không gian, xây vành đai công nghiệp - dịch vụ - cảng biển. Ông cho rằng không gian mở rộng sau sáp nhập là cơ hội để TP.HCM "vẽ lại bản đồ" phát triển công nghiệp.

Với hơn 8.000ha đất công nghiệp hiện hữu và 1.000ha khu công nghệ cao, TP.HCM cần phân bổ hợp lý thay vì dồn vào khu vực trung tâm.

Do đó cần hình thành vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ kéo dài từ Bình Dương xuống cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải. Đồng thời nên phát triển khu thương mại tự do tại Cái Mép, giúp doanh nghiệp trong vùng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu hiệu quả hơn.

Để chuẩn bị đón "sóng" thu hút doanh nghiệp, cần phải có hạ tầng chuẩn đi trước. Từ thành công các khu công nghiệp như VSIP, ông Nguyễn Thuế Duy - phó tổng giám đốc Tập đoàn Becamex, ví von đầu tư hạ tầng công nghiệp như "chuyền bóng vàng" đúng chỗ, đúng lúc, đúng nhu cầu doanh nghiệp.

Mô hình khu công nghiệp tích hợp của Becamex (công nghiệp - dịch vụ - đô thị - thương mại) hiện thu hút hơn 4.500 doanh nghiệp, tổng vốn FDI hơn hàng tỉ USD.

"Chúng tôi không chỉ phát triển đất mà xây dựng cả hệ sinh thái: hạ tầng kỹ thuật, trung tâm logistics, trung tâm R&D, đào tạo nghề và kết nối quốc tế với các viện nghiên cứu, đại học Singapore, Đài Loan…", ông Duy chia sẻ tại tọa đàm.

Theo ông Duy, ba hướng ưu tiên được Becamex xác định gồm phát triển khu công nghiệp sinh thái; đầu tư các trục giao thông chiến lược (Mỹ Phước - Tân Vạn, Vành đai 4) và kết nối logistics đường sắt đến cảng Cái Mép - Thị Vải.

Muốn công nghiệp TP.HCM cất cánh, cần viết lại 'bản nhạc kết nối' - Ảnh 2.

TS Trương Minh Huy Vũ - viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Điểm nghẽn cần viết lại "bản nhạc kết nối"

TS Trương Minh Huy Vũ - viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM - cho rằng hạ tầng logistics đang là "nút thắt" lớn nhất. Ông ví von tuyến Long Thành - Cái Mép như "bài hát mất kết nối", khi hàng hóa từ cụm Tân Uyên, Bàu Bàng vẫn phải đi đường vòng, chi phí cao, phụ thuộc vào vận tải đường bộ.

Giải pháp, theo ông là đầu tư ngay đường sắt chuyên dụng phục vụ công nghiệp, kết nối các khu sản xuất trọng điểm đến cảng biển.

"Nếu không có chiến lược logistics đa phương thức, rất khó để đạt được tăng trưởng công nghiệp hai con số", TS Vũ cảnh báo.

Một trụ cột khác được các chuyên gia nhấn mạnh là lựa chọn ngành nghề chiến lược. TP.HCM cần vượt qua mô hình "suất ăn công nghiệp" hiện nay để tập trung phát triển ngành có hàm lượng tri thức cao công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp biển, năng lượng tái tạo.

Theo ông Vũ, tuyến ven biển từ Cần Giờ đến Xuyên Mộc có thể trở thành chuỗi công nghiệp biển, gắn với điện gió ngoài khơi, cảng biển thông minh và dịch vụ hậu cần cho năng lượng cơ khí, giao thương quốc tế.

công nghiệp - Ảnh 3.

Ông Đỗ Minh Tâm - tổng giám đốc Thaco Industries - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Không chỉ bàn lý thuyết, doanh nghiệp cũng bắt tay hành động. Ông Đỗ Minh Tâm - tổng giám đốc Thaco Industries, cho biết Thaco vừa nhận quyết định đầu tư khu công nghiệp cơ khí quy mô 75.000 tỉ đồng tại Bình Dương, sẽ khởi công tháng 8-2025. Dự kiến sau chỉ một năm sẽ đi vào vận hành.

Đây được xem là một trong những dự án trọng điểm về công nghiệp cơ khí lớn nhất tại phía Nam hiện nay, mang theo kỳ vọng không chỉ tạo ra một trung tâm sản xuất quy mô lớn, mà còn đóng vai trò "bệ phóng" cho ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển theo chuỗi.

Thaco cho biết dự án áp dụng mô hình "One in One" trong một hệ sinh thái duy nhất tích hợp sản xuất, R&D, gia công siêu trọng, lắp ráp toa tàu, robot, thiết bị công nghiệp… và liên kết chặt với doanh nghiệp vệ tinh.

"Chúng tôi kỳ vọng tạo ra một trung tâm cơ khí quốc gia "thỏi nam châm" hút các doanh nghiệp phụ trợ trong và ngoài nước, giúp tăng tỉ lệ nội địa hóa, giảm phụ thuộc nhập khẩu" - ông Tâm khẳng định.

Nhiều doanh nghiệp cho biết phát triển công nghiệp xu hướng xanh cần được thúc đẩy mạnh hơn.

Muốn công nghiệp TP.HCM cất cánh, cần viết lại 'bản nhạc kết nối' - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Thế Duy - phó tổng giám đốc Becamex Group - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Trần Anh Khoa - Ban phát triển kinh doanh PV Gas - cho biết doanh thu năm 2024 của đơn vị đạt 105.000 tỉ đồng, lợi nhuận 3.000 tỉ đồng. PV Gas cung cấp khí cho các nhà máy điện, phân bón và công nghiệp. Doanh nghiệp hiện đang đẩy mạnh xuất khẩu khí sang EU, với yêu cầu nghiêm ngặt về chứng nhận môi trường.

Ông Khoa kiến nghị TP.HCM cần quy hoạch hạ tầng khí như điện, nước, có bồn chứa, trạm phân phối khí trong các khu công nghiệp. Đồng thời cần chính sách giá khí phù hợp giai đoạn đầu để khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi xanh.

"Hiện mỗi lần vận chuyển khí từ Thị Vải về Bình Dương rất tốn kém, cần hạ tầng logistics tốt hơn", ông Khoa nói.

Muốn công nghiệp TP.HCM cất cánh, cần viết lại 'bản nhạc kết nối' - Ảnh 5.

TS Nguyễn Ngọc Hòa - chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, chủ tịch hội đồng thành viên Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Doanh nghiệp cần cơ chế, vốn, định hướng rõ ràng

Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa - chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA), các doanh nghiệp đang cần ba thứ định hướng quy hoạch rõ, chiến lược ngành nghề cụ thể và cơ chế tài chính linh hoạt. Trong đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa đang là nhóm "cần vốn nhưng khó tiếp cận vốn nhất".

Ông đề xuất TP.HCM cần nhanh chóng thành lập Trung tâm tài chính quốc tế với khung pháp lý riêng, mở ra "sân chơi" cho dòng vốn phi ngân hàng, giống mô hình Kazakhstan. Đồng thời đẩy nhanh đầu tư hạ tầng và cải cách thủ tục để cơ hội không trôi đi mất. "Đột phá không thể chờ 10 năm.

Doanh nghiệp cần cú hích thể chế hạ tầng dòng vốn ngay lúc này để cùng TP.HCM bước vào không gian phát triển công nghiệp mới", ông Hòa nhấn mạnh.

Muốn công nghiệp TP.HCM cất cánh, cần viết lại 'bản nhạc kết nối' - Ảnh 6.Làm gì để 'siêu đô thị' TP.HCM định hình trục công nghiệp mới?

Sau khi hợp nhất với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM bước vào giai đoạn phát triển mới. Làm gì để công nghiệp TP.HCM không chỉ là động lực tăng trưởng mà còn trở thành trụ cột bền vững, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế cả nước?

Đọc tiếp Về trang Chủ đề