
Đại biểu Phạm Văn Hòa - Ảnh: Quochoi.vn
Một trong những băn khoăn được nêu ra đó là hoạt động
13/05/2025 16:13
Đại biểu Phạm Văn Hòa - Ảnh: Quochoi.vn
Một trong những băn khoăn được nêu ra đó là hoạt động
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng - Ảnh: Quochoi.vn
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Nguyễn Văn Thân cũng nói "phải có ưu tiên cho doanh nghiệp nhà nước". Bởi doanh nghiệp nhà nước ngoài sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, họ phải gánh cả vấn đề an sinh xã hội.
Do đó có những lĩnh vực tư nhân không làm khi không thấy có lời thì doanh nghiệp nhà nước phải làm, như than, dầu khí, an ninh quốc phòng...
"Cần bỏ quan niệm cái gì doanh nghiệp tư nhân làm được thì Nhà nước không làm", ông nói thêm rằng kinh tế nhà nước là chủ đạo, nên doanh nghiệp khu vực này đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, ông Thân lưu ý cần giao việc, lĩnh vực tham gia kinh doanh, đầu tư cụ thể cho doanh nghiệp nhà nước. Điều này để tránh tình trạng doanh nghiệp thấy các lĩnh vực đầu tư có lời, như bất động sản, lại "nhảy" vào thì rủi ro. "Những việc doanh nghiệp nhà nước muốn tham gia ngoài ngành phải được Chính phủ giao, có ý kiến của chủ sở hữu", ông nêu quan điểm.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, quan điểm sửa luật lần này thay đổi, là Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, quy định hiện hành là quản lý doanh nghiệp có vốn góp nhà nước.
Dự luật sửa lần này chỉ "quản" phần vốn nhà nước tham gia tại doanh nghiệp. "Khi Nhà nước đã góp vốn, hình thành tài sản của doanh nghiệp thì tôn trọng hoạt động của họ", ông Thắng nói thêm rằng dự luật cũng bổ sung nhiều quy định tăng phân cấp, phân quyền cho chủ đại diện sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp.