Tiêu hủy hơn 500 con heo ở Quảng Ngãi

Dịch tả heo châu Phi (ASF) đang bùng phát trở lại tại nhiều địa phương của tỉnh Quảng Ngãi, khiến hàng trăm hộ chăn nuôi lao đao. Chỉ trong vòng 10 ngày đầu tháng 7, hơn 500 con heo buộc phải tiêu hủy.
Tiêu hủy hơn 500 con heo ở Quảng Ngãi - Ảnh 1.

Heo bị dịch tả heo châu Phi được mang đi tiêu hủy - Ảnh: TRẦN MAI

Chỉ sau một đêm, nhiều hộ nuôi heo ở Quảng Ngãi mất hàng trăm triệu đồng khi cả đàn mắc

Nhiều con heo đang khỏe mạnh, sau một đêm đã đổ bệnh - Ảnh: TRẦN MAI

Chính quyền tập trung dập dịch

Ông Đặng Xuân Trung - chủ tịch UBND xã Sơn Tịnh, Quảng Ngãi - cho biết địa phương đã triển khai ngay các biện pháp khoanh vùng, tiêu hủy và phun thuốc khử trùng khi phát hiện ổ dịch. Tuy nhiên, công tác dập dịch đang gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân lực chuyên môn thú y, trong khi địa bàn rộng và dịch lan nhanh.

Tại các địa phương có dịch, chính quyền yêu cầu tạm dừng giết mổ, vận chuyển và buôn bán heo không rõ nguồn gốc. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với người dân để tiêu độc, xử lý môi trường và hướng dẫn cách tiêu hủy đúng quy định.

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi, chỉ trong 10 ngày đầu tháng 7, dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện tại 83 cơ sở chăn nuôi thuộc 42 thôn của 11 xã, phường. Tổng số heo bị tiêu hủy lên tới 529 con, tương đương gần 30 tấn.

Hiện vẫn còn 8 xã đang diễn biến phức tạp như Thọ Phong, Ba Gia, Trà Giang, Mỏ Cày, Sơn Tây Hạ, Vệ Giang… Ngành chức năng đang phối hợp khẩn trương khoanh vùng, tiêu độc khử trùng và thống kê thiệt hại để có hướng hỗ trợ người dân.

Nguyên nhân khiến dịch bùng phát nhanh được xác định là do thời tiết thất thường làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, trong khi nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa đảm bảo vệ sinh, chưa áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học.

Giấu bệnh, vứt bừa bãi heo bệnh sẽ bị xử phạt

Điều đáng lo ngại là một số hộ dân lén lút vứt xác heo chết ra đường làng, sông suối, gây ô nhiễm nghiêm trọng và tăng nguy cơ lây lan. Các ngành chức năng sẽ xử lý nghiêm hành vi này.

Theo Nghị định 90/2017 của Chính phủ, hành vi vứt xác động vật chết ra môi trường có thể bị phạt tiền 5-6 triệu đồng.

Ông Nguyễn Quang Trung, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Quảng Ngãi, đã yêu cầu các xã, phường nhanh chóng thành lập tổ phòng dịch, chia nhiệm vụ cụ thể như tiêu độc, tiêu hủy, tiêm phòng. Đồng thời siết chặt kiểm soát vận chuyển, buôn bán và giết mổ heo tại các vùng dịch.

Ngành thú y cũng khuyến cáo người dân không được giấu dịch, không tự ý bán tháo heo bệnh ra thị trường. Thay vào đó cần phối hợp với cơ quan chức năng để vừa bảo vệ đàn vật nuôi, vừa kiểm soát dịch hiệu quả.

Dịch tả lợn châu Phi bùng phát, người dân trắng tay, mang tài sản đi chôn - Ảnh 6.Nhiều tỉnh phía Bắc bùng phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các tỉnh, thành phố tập trung các biện pháp phòng, chống và xử lý dứt điểm các ổ dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi thì nhiều tỉnh phía Bắc vẫn bùng phát các ổ dịch bệnh mới.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề