Hộ kinh doanh chuyển đổi số bắt buộc: Bỏ thuế khoán, giúp làm quen máy tính tiền

Chi phí tuân thủ tăng, hóa đơn đầu vào không rõ ràng, nguy cơ sớm thành doanh nghiệp khiến hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỉ đồng/năm lo lắng trước quy định dùng hóa đơn điện tử từ 1-6.
thuế khoán - Ảnh 1.

Nhiều tiểu thương phải thay đổi để tuân thủ chính sách thuế từ 1-6 tới - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chỉ còn ít ngày trước thời điểm 1-6-2025 - mốc bắt buộc áp dụng Tổng cục Thuế lại hối triển khai hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Ở góc độ tích cực, kê khai doanh thu thực tế giúp phản ánh đúng thu nhập, tăng tính công bằng trong nghĩa vụ thuế giữa các hộ và hạn chế tình trạng "đóng thuế theo cảm tính". 

Thói quen ghi chép, sử dụng hóa đơn cũng góp phần thúc đẩy minh bạch tài chính, tạo nền tảng để các hộ từng bước chuyển sang mô hình doanh nghiệp. 

Ngoài ra, dữ liệu doanh thu đầy đủ sẽ giúp cơ quan quản lý hoạch định chính sách phù hợp hơn với từng ngành nghề và khu vực.

Luật sư Hùng cũng đưa ra khuyến nghị cụ thể cho các hộ kinh doanh cá thể trong giai đoạn chuẩn bị chuyển đổi. 

Theo đó, các hộ cần chủ động tìm hiểu các quy định mới liên quan đến luật quản lý thuế, nghị định và thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, đồng thời đăng ký và cập nhật mã số thuế, thông tin kinh doanh với cơ quan thuế.

Song song đó, việc làm quen dần với sổ sách kế toán, lưu trữ hóa đơn chứng từ, và chuẩn bị sử dụng hóa đơn điện tử là bước chuyển đổi quan trọng để thích ứng. Các hộ có thể cân nhắc thuê kế toán viên hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn thuế bên ngoài trong giai đoạn đầu. Đồng thời, nên thường xuyên theo dõi thông tin từ Tổng cục Thuế, cục thuế địa phương để tránh vi phạm do thiếu cập nhật. 

Ông Hùng cũng khuyến nghị các hộ cần chủ động đánh giá lại mô hình kinh doanh của mình, xem xét khả năng chuyển đổi lên doanh nghiệp nếu thấy phù hợp về lợi ích tài chính và pháp lý.

Vẫn khoán thuế cho hộ kinh doanh siêu nhỏ

Việc chuyển từ thuế khoán sang kê khai thực tế không đồng nghĩa rằng tất cả hộ kinh doanh đều phải "lên đời" thành doanh nghiệp. Pháp luật Việt Nam hiện hành phân loại rõ ràng hộ kinh doanh theo quy mô để điều chỉnh nghĩa vụ thuế phù hợp, đồng thời có các chính sách hỗ trợ nhằm tránh loại bỏ những nhóm yếu thế, nhất là những người không có kỹ năng số.

Cụ thể, những hộ có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm vẫn được áp dụng thuế khoán đơn giản, không bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Đây là chính sách ưu tiên dành cho những trường hợp người cao tuổi hoặc gặp khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ.

Ngoài ra, Tổng cục Thuế đã triển khai ứng dụng Etax Mobile, tích hợp chức năng kê khai qua điện thoại, đồng thời hỗ trợ các mẫu sổ sách đơn giản, có thể ghi tay, không yêu cầu kỹ năng kế toán chuyên môn.

Tại các chi cục thuế cấp quận/huyện, đã có hướng dẫn về việc bố trí bộ phận hỗ trợ hộ kinh doanh trong việc khai báo, cài đặt phần mềm, tạo tài khoản hóa đơn điện tử. Việc cung cấp tài liệu và tập huấn trực tiếp, nhất là ở các xã, phường vùng sâu vùng xa, cũng được triển khai.

Hiện một số địa phương áp dụng lộ trình chuyển đổi mềm, theo đó trong 6 - 12 tháng đầu sẽ không xử phạt đối với các trường hợp hộ kinh doanh chưa kê khai đúng cách, mà tập trung vào việc hướng dẫn, bổ sung thông tin.

thuế khoán - Ảnh 4.

Tiểu thương buôn bán bên trong một chợ ở quận Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thời gian đầu cần "cầm tay chỉ việc"

Pháp luật hiện hành đã có những quy định xử phạt rất nặng cho hành vi vi phạm về hóa đơn, chứng từ. Việc bán hàng không xuất hóa đơn, xuất sai thời điểm hoặc truyền dữ liệu chậm, sai lệch, có thể bị phạt từ 4 - 8 triệu đồng/lần.

Ông Đỗ Tuấn Anh - phó tổng giám đốc KiotViet (phần mềm quản lý bán hàng) - cho biết việc triển khai máy tính tiền không đơn thuần là cài phần mềm. Hộ kinh doanh phải đầu tư thiết bị tương thích, phần mềm quản lý bán hàng, chữ ký số, và đảm bảo quy trình vận hành từ xuất hóa đơn, ký số đến truyền dữ liệu diễn ra đồng bộ và đúng thời gian.

Hiện một số nền tảng như KiotViet đã chọn cách hỗ trợ miễn phí toàn bộ chi phí phần mềm và chữ ký số cho khách hàng hộ kinh doanh đang sử dụng nền tảng bán hàng của KiotViet. Toàn bộ quy trình từ bán hàng, xuất hóa đơn, ký số đến lưu trữ chứng từ được đồng bộ trên một nền tảng duy nhất, giúp người bán thao tác nhanh, không cần chuyển đổi qua lại nhiều hệ thống.

Với việc hỗ trợ này, một hộ kinh doanh nhỏ phát hành khoảng 5.000 hóa đơn/năm có thể tiết kiệm 3 triệu đồng chi phí hoặc một nhà hàng cỡ trung phát hành 50.000 hóa đơn/năm có thể tiết kiệm đến 17,5 triệu đồng (gồm phí phát hành hóa đơn, phí khởi tạo hệ thống và chữ ký số).

Ông Nguyễn Anh Đức, phó giám đốc Viettel TP.HCM, cho biết hệ thống đã triển khai giải pháp hóa đơn điện tử được thiết kế với giao diện thân thiện trên cả nền tảng web và máy POS, phù hợp với người dùng phổ thông.

Viettel cũng duy trì đội ngũ hỗ trợ khách hàng trên toàn quốc và cung cấp dịch vụ tư vấn gần như 24/7. Hệ thống này có khả năng tích hợp qua API với phần lớn phần mềm phổ biến trên thị trường như KiotViet, Sapo, Pos365, Ipos, Fast..., giúp việc đồng bộ dữ liệu giữa các khâu bán hàng và kế toán diễn ra trơn tru, hạn chế rủi ro sai lệch.

Theo đại diện Viettel, việc ứng dụng đồng bộ các giải pháp này không chỉ giúp hộ kinh doanh tiết kiệm thời gian và nhân lực trong khâu quản lý, mà còn hỗ trợ tự động hóa các tác vụ như phát hành hóa đơn, hạch toán nghiệp vụ và tổng hợp báo cáo tài chính, từ đó giảm thiểu sai sót trong quá trình nhập liệu thủ công.

Luật sư Trần Minh Hùng cho rằng trong giai đoạn đầu triển khai kê khai doanh thu thực tế, có thể xây dựng lộ trình chuyển tiếp rõ ràng. Theo đó, giai đoạn 2024 - 2025 nên thí điểm tại một số địa phương với hộ có đủ điều kiện; từ năm 2026 áp dụng chính thức nhưng không bắt buộc với tất cả, đặc biệt loại trừ hộ siêu nhỏ.

Cơ quan quản lý có thể phân loại hộ kinh doanh theo quy mô để áp dụng nghĩa vụ phù hợp: hộ siêu nhỏ (dưới 100 triệu đồng/năm) được miễn thuế hoặc kê khai đơn giản; hộ nhỏ và vừa (100 - 300 triệu đồng) áp dụng kê khai rút gọn; hộ lớn (trên 300 triệu đồng) phải kê khai thực tế, sử dụng hóa đơn điện tử.

Đồng thời, cần có hướng dẫn dễ hiểu, phần mềm miễn phí, tổ hỗ trợ tại địa phương và chính sách ưu đãi như miễn, giảm thuế trong 1 - 2 năm đầu; khoan dung với lỗi khai sai không cố ý.

Hộ kinh doanh chuyển đổi số bắt buộc: Bỏ thuế khoán, giúp làm quen máy tính tiền - Ảnh 5.Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Cùng với bỏ thuế khoán, nghiên cứu đề xuất Luật Hộ kinh doanh

Bộ Tài chính suy nghĩ về việc đề xuất ban hành Luật Hộ kinh doanh cá thể để xác định pháp lý cũng như mô hình tổ chức, hoạt động cho hộ kinh doanh cá thể.