Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Đổi mới sáng tạo đóng vai trò quyết định trong việc thúc đẩy sự phát triển và duy trì sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

TS. Đỗ Thị Thu Hằng, TS. Trần Tuấn Anh

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh

Email:dothithuhang@tueba.edu.vn

Tóm tắt

Đổi mới sáng tạo đóng vai trò quyết định trong việc thúc đẩy sự phát triển và duy trì sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Hoạt động đổi mới sáng tạo không chỉ ảnh hưởng đến các sản phẩm và dịch vụ mà còn tác động đến toàn bộ quy trình quản lý, sản xuất và thậm chí cả văn hóa doanh nghiệp. Nghiên cứu này thực hiện đánh giá hoạt động thực tiễn và xác định những khó khăn mà các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên gặp phải khi thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo. Từ kết quả tìm được khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi thực hiện đổi mới sáng tạo tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Từ khóa: Đổi mới sáng tạo, khó khăn, khu, cụm công nghiệp.

Summary

Innovation plays a decisive role in promoting the development and maintaining the competitiveness of enterprises in industrial parks and clusters in Hung Yen province. Innovation activities not only affect products and services but also impact the entire management and production process and even corporate culture. This study evaluates practical activities and identifies difficulties that enterprises in industrial parks and clusters in Hung Yen province encounter when implementing innovation activities. From the results, some solutions are recommended to improve the efficiency of innovation implementation in industrial parks and clusters in Hung Yen province.

Keywords: Innovation, difficulties, industrial parks and clusters

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tỉnh Hưng Yên là tỉnh luôn quan tâm đến phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tỉnh đã ban hành nghị quyết số 295/2020/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 của HĐND tỉnh quy định nội dung và mức chi thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”; Kế hoạch số 142/KH-UBND ngày 16/9/2021 của UBND tỉnh hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch 196/KH-UBND tỉnh Hưng Yên ngày 5/12/2022 về Thực hiện Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Hưng Yên đến năm 2030; Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 07/6/2023 của UBND tỉnh Hưng Yên kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2023-2025 nhằm thúc đẩy đổi mới hoạt động sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp (KCCN) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo hiện nay còn gặp phải nhiều khó khăn nên kết quả của hoạt động đổi mới sáng tạo chưa đem lại kết quả tương xứng với tiềm năng của doanh nghiệp.

Do đó, nghiên cứu này tập trung phân tích những khó khăn của doanh nghiệp trong các KCCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên khi thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo là rất cần thiết.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu chủ yếu là những tài liệu, số liệu báo cáo liên quan đến hoạt động đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Hưng Yên của các doanh nghiệp trong các KCCN.

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát bằng phiếu khảo sát đối với 300 cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp thuộc các KCCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Mục tiêu nhằm thu thập thông tin về những khó khăn trong quá trình thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.

Phương pháp phân tích

Phương pháp thống kê mô tả: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để trình bày giới thiệu chung về các doanh nghiệp trong các KCCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và mô tả những khó khăn mà doanh nghiệp trong các KCCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên gặp phải trong quá trình thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo.

Phương pháp thống kê so sánh: Sử dụng các chỉ tiêu tương đối, tuyệt đối để đánh giá những khó khăn khi thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trong các KCCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Tổng quan về các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Hiện nay, tỉnh Hưng Yên có 10 khu công nghiệp, 5 cụm công nghiệp đã được thành lập và đi vào hoạt động. Tính đến tháng 5/2025, tỉnh Hưng Yên có 23.189 doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc đăng ký hoạt động. Trong đó, có khoảng 600 doanh nghiệp nằm trong các KCCN trên địa bàn tỉnh.

Bảng 1: Thông tin chung về các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Tổng cộng

Trong nước

Nước ngoài

I. Số lượng doanh nghiệp

Doanh nghiệp

566

243

323

II. Số lượng dự án

646

275

371

1

KCN Phố Nối A

Dự án

226

125

101

2

KCN Dệt may - Phố Nối

63

31

32

3

KCN Minh Đức

39

23

16

4

KCN Thăng Long II

116

1

115

5

KCN Yên Mỹ II

58

35

23

6

KCN Yên Mỹ

52

21

31

7

KCN Minh Quang

37

22

15

8

KCN Sạch

21

1

20

9

KCN số 5

18

5

13

10

KCN số 3

16

11

5

III. Vốn đầu tư

7.219.304.929

46.657.403

7.172.647.526

1

KCN Phố Nối A

Trong nước: Triệu đồng;

Nước ngoài: USD

1.256.354.596

26.860.360

1.229.494.236

2

KCN Dệt may - Phố Nối

576.980.296

3.078.220

573.902.076

3

KCN Minh Đức

80.197.069

1.158.872

79.038.197

4

KCN Thăng Long II

3.805.405.152

886.188

3.804.518.964

5

KCN Yên Mỹ II

299.918.293

4.727.511

295.190.782

6

KCN Yên Mỹ

415.504.694

3.664.510

411.840.184

7

KCN Minh Quang

231.125.318

3.134.397

227.990.921

8

KCN Sạch

185.679.510

125.000

185.554.510

9

KCN số 5

235.764.106

1.082.974

234.681.132

10

KCN số 3

132.375.894

1.939.371

130.436.523

IV. Số lượng lao động

84.488

18.689

65.799

1

KCN Phố Nối A

Người

30.399

12.270

18.129

2

KCN Dệt may - Phố Nối

16.799

2.895

13.904

3

KCN Minh Đức

2.390

1.630

760

4

KCN Thăng Long II

28.970

0

28.970

5

KCN Yên MỹII

3.409

1.295

2.114

6

KCN Yên Mỹ

1.004

286

718

7

KCN Minh Quang

1.356

313

1.043

8

KCN Sạch

161

0

161

9

KCN số 5

0

0

0

10

KCN số 3

0

0

0

Nguồn: Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

Bảng 1 cho thấy, tính đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh Hưng Yên có 566 doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp (KCN), trong đó: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm ưu thế với 57,1% (323 doanh nghiệp), doanh nghiệp trong nước chiếm 42,9% (243 doanh nghiệp).

Về dự án đầu tư, trong tổng số 646 dự án đầu tư đang hoạt động, có: KCN Phố Nối A có số lượng dự án lớn nhất (226 dự án), đồng thời có mức độ cân bằng khá giữa các nhà đầu tư trong nước (125) và nước ngoài (101). KCN Thăng Long II, FDI chiếm đến 115/116 dự án, cho thấy đây là điểm đến chiến lược của nhà đầu tư nước ngoài. Một số KCN khác như Yên Mỹ II, Dệt may Phố Nối, Minh Quang có mức thu hút dự án tương đối đồng đều giữa hai khối doanh nghiệp, nhưng quy mô tổng thể khiêm tốn hơn.

Về cơ cấu và quy mô vốn đầu tư, tổng vốn đầu tư vào các KCN đạt 7,22 tỷ USD, trong đó: vốn FDI chiếm đến 99,35% (7.172,6 triệu USD), vốn trong nước chỉ chiếm 0,65% (46,7 triệu USD).

Về quy mô và cơ cấu lao động, tổng số lao động làm việc trong các KCN là 84.488 người, trong đó: Lao động trong các doanh nghiệp FDI chiếm 77,9% (65.799 người), lao động trong doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 22,1% (18.689 người.

Khó khăn khi thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Qua khảo sát tại các doanh nghiệp trong các KCCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, các khó khăn mà các doanh nghiệp hiện đang gặp phải trong quá trình thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo được thể hiện qua hình 1 sau:

Hình 1: Những khó khăn của doanh nghiệp trong các KCCN của tỉnh Hưng Yên qua kết quả khảo sát

Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh  Hưng Yên
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu

Khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp trong các KCCN gặp phải là năng lực nhân viên thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. Có 64,67% các doanh nghiệp trong KCCN cho rằng rào cản lớn nhất của các doanh nghiệp là đội ngũ nhân viên thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp còn thiếu kỹ năng sáng tạo, công nghệ, quản trị sáng tạo và R&D.

Thứ hai là khó khăn trong việc tiếp cận vốn và tín dụng cho đổi mới. Có 55,33% cán bộ quản lý doanh nghiệp trong KCCN cho rằng doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận vốn cho đổi mới sáng tạo. Đây là 1 trong những trở ngại lớn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. Vốn là nguồn lực thiết yếu cho nghiên cứu, phát triển sản phẩm và ứng dụng công nghệ mới.

Thứ ba là khó khăn trong xây dựng văn hóa gắn kết trong doanh nghiệp. Với kết quả 50,67% doanh nghiệp gặp khó khăn về xây dựng văn hóa gắn kết trong doanh nghiệp. Đây là một rào cản “mềm” nhưng rất quan trọng. Việc thiếu tư duy đổi mới và văn hóa chấp nhận rủi ro trong tổ chức khiến các doanh nghiệp trong các KCCN trên địa bàn tỉnh khó tiếp cận và triển khai các sáng kiến mới.

Thứ tư là khó khăn trong đổi mới công nghệ, thiết bị. Tỷ lệ 49,33% doanh nghiệp cho rằng khó khăn trong đổi mới công nghệ, thiết bị khi thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo. Điều này phản ánh việc chuyển giao, tiếp cận và ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại trong doanh nghiệp còn nhiều trở ngại. Nguyên nhân là do doanh nghiệp còn gặp khó khăn về chi phí, thiếu tư vấn kỹ thuật và khả năng tích hợp trong công nghệ còn hạn chế.

Thứ năm là khó khăn trong việc tăng cường hợp tác với các tổ chức bên ngoài. Có 47,33% doanh nghiệp cho rằng gặp khó khăn trong việc tăng cường hợp tác với các tổ chức bên ngoài như viện nghiên cứu, đại học, đối tác công nghệ. Điều này cho thấy sự thiếu liên kết chặt chẽ trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp tại địa phương.

Thứ sáu là khó khăn cho việc đầu tư cho hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp. Với kết quả khảo sát là 31,67% doanh nghiệp cho rằng việc đầu tư cho hoạt động đổi mới sáng tạo là chưa hợp lý. Hiện các doanh nghiệp trong các KCCN đang thiếu hụt nguồn lực đầu tư cả về tài chính và chiến lược dài hạn cho hoạt động đổi mới sáng tạo. Nguyên nhân chủ yếu là còn 1 số doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ vai trò của đổi mới sáng tạo và thiếu các chính sách khuyến khích đủ mạnh từ phía Nhà nước và phía tỉnh Hưng Yên.

Thứ bảy là khó khăn trong xây dựng thương hiệu và sở hữu trí tuệ. Tỷ lệ 25% cán bộ quản lý doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp gặp khó khăn trong xây dựng thương hiệu và sở hữu trí tuệ. Nguyên nhân chủ yếu là do cán bộ trong doanh nghiệp còn thiếu kỹ năng và nhận thức đầy đủ về giá trị thương hiệu và sở hữu trí tuệ.

KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hiện nay, việc triển khai các hoạt động đổi mới sáng tạo là rất cần thiết để các doanh nghiệp trong các KCCN tỉnh Hưng Yên nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững. Đổi mới sáng tạo không chỉ giúp các doanh nghiệp trong các KCCN cải thiện năng suất lao động mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó, giúp doanh nghiệp trong các KCCN tỉnh Hưng Yên nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trong các KCCN tỉnh Hưng Yên gặp phải những khó khăn nhất định.

Để hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trong các KCCN trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp trong các KCCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau:

Về phía cơ quan quản lý nhà nước

Xây dựng và hoàn thiện về cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trong các KCCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, cụ thể: Hoàn thiện hành lang pháp lý, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, an ninh mạng; Thành lập các quỹ đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và cung cấp các hỗ trợ tài chính cần thiết; Cung cấp các hỗ trợ đổi mới về khoa học công nghệ, thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển; Xây dựng các chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ yêu cầu đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp.

Về phía các doanh nghiệp trong các KCCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Thứ nhất, nâng cao năng lực nhân viên thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo. Để thực hiện giải pháp này các doanh nghiệp trong các KCCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cần thực hiện 5 nội dung cơ bản sau: Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách về đổi mới sáng tạo; Tăng cường đào tạo nội bộ và khuyến khích học tập sáng tạo; Tăng cường đào tạo bên ngoài và hợp tác với đơn vị chuyên môn; Ứng dụng công nghệ số trong đào tạo và làm việc; Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thứ hai, tăng cường nguồn lực tài chính thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. Nội dung giải pháp cần tập trung 3 nội dung sau: Trích lập Quỹ đổi mới sáng tạo từ lợi nhuận sau thuế; Tăng cường tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ từ nhà nước và các tổ chức phát triển; Sử dụng hiệu quả nguồn vốn tài chính huy động cho hoạt động đổi mới sáng tạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2023). Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII).

2. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2023). Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 2023.

3. Thủ tướng Chính phủ (2016). Quyết định số 844/QĐ-TTg năm 2016 về việc phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025.

4. Thủ tướng Chính phủ (2019). Quyết định số 1269/QĐ-TTg năm 2019 về Thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.

5. Thủ tướng Chính phủ (2022). Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030.

6. Thủ tướng Chính phủ (2020). Quyết định số 2889/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

7. Thủ tướng Chính phủ (2020). Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

8. Thủ tướng Chính phủ (2020). Quyết định số 489/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu tổng quát của quy hoạch, đến năm 2030.

9. UBND tỉnh Hưng Yên (2019). Quyết định số 2009/QĐ-UBND ngày 19/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2017-2020.

10. UBND tỉnh Hưng Yên (2021). Kế hoạch số 142 ngày 16/9/2021 hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025.

Ngày nhận bài: 20/6/2025; Ngày hoàn thiện biên tập: 27/6/2025; Ngày duyệt đăng: 01/7/2025