Văn chương Việt tìm đường ra quốc tế

Để đưa văn chương Việt ra quốc tế cần có nhiều yếu tố cộng hưởng từ các nhà xuất bản, công ty sách, dịch giả và chính bản thân tác giả.
Văn chương Việt tìm đường ra quốc tế - Ảnh 1.

Nhà văn Nguyễn Khắc Ngân Vi làm diễn giả của một tọa đàm văn chương trong khuôn khổ chương trình viết văn ở Thượng Hải hồi năm ngoái - Ảnh: NVCC

Nhà văn

Bản dịch tiếng Trung của Vắt qua những ngàn mây và Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời - Ảnh: NXB

Tại Hội sách quốc tế Bắc Kinh lần thứ 31 vừa diễn ra tại Trung Quốc, Giám đốc Chibooks Nguyễn Lệ Chi đã cùng các đơn vị xuất bản các nước Đông Nam Á khác như Thái Lan, Lào, Myamar, Campuchia... ký kết Dự án dịch văn học Đông Nam Á với đại diện xuất bản Trung Quốc là nhà xuất bản Ly Giang (tỉnh Quảng Tây).

Bản dịch tiếng Hungary của sách Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

"Suốt nhiều tuần liền tôi chẳng đọc gì, chỉ lướt qua vài cuốn sách du lịch vô hồn. 

Tôi bắt đầu cảm thấy mình cũng đang trôi dạt trong một đất nước đặc biệt nhưng với tâm trạng tuyệt vọng thì tình cờ tôi bắt đầu đọc cuốn tiểu thuyết này. 

Tôi đã đọc một mạch từ đầu đến cuối".

"Nỗ lực của nhà xuất bản Trẻ khi đem cuốn Open the window, eyes closed đi các hội chợ sách quốc tế giới thiệu cũng không nhỏ. 

Việc cuốn sách được dịch sang tiếng Thụy Điển đã tạo cơ hội cho sách đoạt Giải Peter Pan tại Thụy Điển năm 2008. 

Nhà văn Hồ Anh Thái cũng là một cầu nối quan trọng, mà rất ít nhà xuất bản Việt Nam làm được. 

Nhiều nhà văn Việt đem sách sang nước ngoài cũng từ công sức của anh", anh Thuần nói.

Là nhà văn Việt Nam đầu tiên được tham gia chương trình viết văn của Hội Nhà văn Thượng Hải, Nguyễn Khắc Ngân Vi cho biết chính từ đây đã mở ra cơ duyên được tiếp xúc với các nhà xuất bản hàng đầu Thượng Hải nói riêng và Trung Quốc nói chung cho cô.

Ngân Vi vừa ký hợp đồng với nhà xuất bản Văn Nghệ Thượng Hải để xuất bản cuốn Vạn sắc hư vô, dự kiến ra mắt tại Trung Quốc trong năm nay. Chính việc từng học thạc sĩ tại Trường Phúc Đán và biết nói tiếng Trung đã giúp Ngân Vi rất nhiều khi tham gia chương trình viết văn và tìm thấy những cơ hội.

Cô mong thế hệ nhà văn trẻ Việt Nam cùng thời mình tìm được nhiều cơ hội ra ngoài cọ xát hơn, như các chương trình lưu trú, trại sáng tác, các hội chợ sách, giao lưu văn hóa... Ngân Vi chia sẻ văn chương Việt không phải là một nền văn chương lớn mạnh để buộc người bên ngoài phải dành cho một sự ưu tiên lắng nghe.

Cô cho rằng: "Ngành xuất bản Việt Nam nên có một chiến lược marketing linh hoạt hơn, muốn marketing được thì phải có một bản dịch hay. Cái này nhà văn chúng tôi không đủ điều kiện chủ động làm được mà phụ thuộc vào chính sách, cũng như sự đầu tư từ các công ty sách và nhà xuất bản. Và trên hết ở phía nhà văn vẫn cần một thái độ viết chuyên nghiệp".

Văn chương Việt - Ảnh 5.

Bản tiếng Anh hai tựa sách Ngồi khóc trên cây và Chúc một ngày tốt lành - Ảnh: NXB

Suốt 25 năm làm công tác xuất bản và nỗ lực đem sách văn hóa Việt giới thiệu ra quốc tế, bà Lệ Chi tâm sự thẳng thắn thực trạng rất hiếm nhà xuất bản nước ngoài có nhu cầu về sách Việt Nam.

Bà nói khó khăn lớn nhất của một đơn vị mang sách đi chào hàng là phần kinh phí eo hẹp vào phần dịch thuật bản thảo.

Văn chương Việt tìm đường ra quốc tế - Ảnh 3.Văn học Việt được gọi tên ở Pháp

Tối 27-6 tại Hôtel d'Heidelbach, thuộc Bảo tàng Nghệ thuật châu Á Guimet, lễ trao giải cho tiểu thuyết xuất sắc nhất của năm do Nhà xuất bản Éditions Points và tạp chí Version Femina tổ chức diễn ra ấm cúng và trang trọng.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề