Nghiên cứu hiệu quả thanh toán kỹ thuật số

Việt Nam có nền kinh tế số đang phát triển nhanh chóng. Thanh toán kỹ thuật số đang phát triển rộng rãi theo xu hướng không dùng tiền mặt, nhờ vào các giải pháp đồng bộ, đảm bảo tính an toàn, bảo mật, chi phí hợp lý và mang lại sự thuận tiện, dễ dàng trong quá trình áp dụng các nền tảng thanh toán kỹ thuật số. Nghiên cứu này sử dụng kết hợp mô hình UTAUT2 tích hợp với mô hình TOE để nghiên cứu hiệu quả thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam.

TS. Nguyễn Thị Thúy

Trường Đại học Thăng Long

Email: nthuy189@gmail.com

Tóm tắt

Bài viết nghiên cứu hiệu quả thanh toán kỹ thuật số thông qua áp dụng mô hình Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ 2 (UTAUT2 – The Unified Theory of Acceptance and Use of Technology 2) tích hợp với mô hình Công nghệ - Tổ chức - Môi trường (TOE - The Technology – Organization – Environment model). Kết quả nghiên cứu xác định, các yếu tố: Kỳ vọng nỗ lực, Giá trị giá cả, Tiết kiệm thời gian và chi phí tác động tích cực đến Ý định hành vi; các yếu tố Thói quen, Ý định hành vi tác động tích cực đến Hành vi sử dụng. Đồng thời, phát hiện này cho thấy chỉ có Hành vi sử dụng tác động tích cực đến Hiệu suất thanh toán số, trong khi Ý định hành vi không tác động đến Hiệu suất thanh toán số.

Từ khóa: Ý định hành vi, thanh toán kỹ thuật số, nền tảng thanh toán, TOE, UTAUT2

Summary

This paper examines the effectiveness of digital payment by applying the integrated Unified Theory of Acceptance and Use of Technology 2 (UTAUT2) and the Technology – Organization - Environment (TOE) model. The research findings indicate that effort expectancy, price value, and time and cost saving positively influence behavioral intention and that habit and behavioral intention positively influence usage behavior. Moreover, the results reveal that only usage behavior positively impacts digital payment performance, whereas behavioral intention does not affect digital payment performance.

Keywords: Behavioral intention, digital payment, payment platform, TOE, UTAUT2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thanh toán kỹ thuật số (TTKTS) đang phát triển rộng rãi theo xu hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, nhờ vào các giải pháp đồng bộ, đảm bảo tính an toàn, bảo mật, chi phí hợp lý và mang lại sự thuận tiện, dễ dàng trong quá trình áp dụng các nền tảng TTKTS. Đây là bất kỳ khoản thanh toán nào được thực hiện thông qua các nền tảng kỹ thuật số (KTS), giúp cho cả người trả tiền và người thụ hưởng dễ dàng kết nối khi sử dụng phương tiện KTS, để thực hiện các giao dịch diễn ra theo thời gian thực, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí và bảo mật cao. Đặc biệt, mô hình thanh toán này góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển công nghệ tài chính, tạo ra các khoản thanh toán liền mạch và an toàn, mang lại nhiều quả dịch vụ thanh toán cho các đơn vị cung cấp dịch vụ TTKTS.

Việt Nam là quốc gia được đánh giá là có nền kinh tế số đang phát triển, được thúc đẩy bởi lĩnh vực thương mại điện tử đang được mở rộng nhanh chóng và là một trong những nước có tỷ lệ thâm nhập internet cao nhất thế giới. Với sự phát triển của thương mại điện tử, sự chuyển đổi số đã thúc đẩy sự tiến bộ trong nhiều lĩnh vực, TTKTS cùng với trải nghiệm TTKTS liền mạch trên các thiết bị, bao gồm các phương thức thanh toán dễ dàng, thanh toán theo thời gian thực đang có sự tăng trưởng ấn tượng với tổng giá trị giao dịch đạt 126 tỷ USD vào năm 2023 và 149 tỷ USD vào năm 2024. Con số này dự kiến ​​sẽ đạt 300-350 tỷ USD vào năm 2030. Sự thay đổi này phần lớn là do việc sử dụng rộng rãi điện thoại thông minh - cổng thông tin chính để truy cập internet của hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam (Statista, 2025).

Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức cần giải quyết để tiếp tục gia tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt, như: hệ thống cần an toàn, bảo mật và an ninh dữ liệu, tích hợp hệ thống và chi phí triển khai phù hợp, giảm dần sự phức tạp trong quản lý đa kênh thanh toán, tạo thêm nhiều cơ hội mới cho việc áp dụng dụng hạ tầng TTKTS, cần tối ưu hóa hiệu suất và giảm chi phí vận hành, cũng như cải thiện hiệu quả hoạt động và quản lý dịch vụ TTKTS. Do đó, việc nghiên cứu tác động của ý định hành vi và hành vi sử dụng nền tảng TTKTS đến hiệu quả TTKTS của các tổ chức cung ứng dịch vụ TTKTS tại Việt Nam sẽ giúp TTKTS được liền mạch và an toàn, góp phần phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường ứng dụng công nghệ tài chính trong dịch vụ thanh toán, đưa dịch vụ TTKTS thực sự là một phần thiết yếu của cuộc sống.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

Giá trị giá cả tác động tích cực đến ý định hành vi sử dụng nền tảng TTKTS của các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán số tại Việt Nam. Bằng chứng thực nghiệm được chứng minh qua kết quả các nghiên cứu của Venkatesh và cộng sự (2012), Hà Văn Dương (2022a), Ha và Nguyen (2022), Hà Văn Dương (2022b), Linge và cộng sự (2023), Meiranto và cộng sự (2024). Với tính năng nhanh chóng, tiện lợi và an toàn, thanh toán điện tử giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí vận hành, tạo lợi thế cạnh tranh cho các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán số, tối ưu hóa quy trình kinh doanh, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái số, mở rộng hợp tác với các đối tác công nghệ và nâng cao trải nghiệm thông qua ứng dụng này.

Thói quen tác động tích cực đến hành vi sử dụng nền tảng TTKTS của các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán số tại Việt Nam. Điều này chứng minh rằng, thói quen tác động đến cách các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán số ứng dụng công nghệ, theo nghiên cứu của Venkatesh và Xu (2012), cũng như ủng hộ kết quả nghiên cứu của Susilowati và cộng sự (2021).

Theo Adhikary và cộng sự (2021), Latifah và cộng sự (2021), Chaveesuk và cộng sự (2022), Bhattarai và cộng sự (2023), Birigozzi và cộng sự (2025), hành vi sử dụng nền tảng TTKTS của các đơn vị cung cấp dịch vụ TTKTS có tác động tích cực đến hiệu suất TTKTS. Việc đầu tư và ứng dụng nền tảng TTKTS của các đơn vị cung cấp dịch vụ TTKTS có tác động tích cực đến việc giảm chi phí, giảm thời gian giao dịch, tăng cường bảo mật, tăng trưởng doanh số và củng cố mối quan hệ với khách hàng, qua đó tăng hiệu quả TTKTS.

Mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu của các tác giả trước đây về cùng chủ đề, nghiên cứu sử dụng mô hình UTAUT2 tích hợp với mô hình TOE để nghiên cứu hiệu quả TTKTS theo như Hình 1.

Hình 1: Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu hiệu quả thanh toán kỹ thuật số

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng các phương pháp tiếp cận thực chứng, phương pháp tiếp cận định tính và phương pháp tiếp cận định lượng để hiểu về việc áp dụng nền tảng TTKTS của các nhà cung cấp dịch vụ TTKTS tại Việt Nam. Các phương pháp lấy mẫu có chủ đích được sử dụng để đảm bảo rằng các nhà cung cấp dịch vụ TTKTS áp dụng nền tảng TTKTS được đưa vào quần thể nghiên cứu.

Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi khảo sát để thu thập dữ liệu. Trong số 650 bảng câu hỏi được phát, chỉ có 619 bảng câu hỏi được thu thập và sử dụng để phân tích. Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert từ 1 đến 5 với 5 - Hoàn toàn đồng ý và 1 - Hoàn toàn không đồng ý để biểu thị phản hồi của các nhà cung cấp dịch vụ TTKTS được khảo sát áp dụng nền tảng TTKTS. Với phương pháp “quy tắc 10 lần” được sử dụng trong PLS-SEM để ước tính quy mô mẫu tối thiểu (Hair và cộng sự, 2011), quy mô mẫu trong nghiên cứu là 530 (10x53 = 530). Do đó, số lượng mẫu thu thập được từ 619 đại diện của các nhà cung cấp dịch vụ TTKTS được coi là đảm bảo quy mô mẫu đủ cho nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật Mô hình phương trình cấu trúc (SEM) để phân tích dữ liệu. Dữ liệu nghiên cứu thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát từ tháng 9 năm 2024 đến tháng 01 năm 2025.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phân tích độ tin cậy của Cronbach's Alpha

Giá trị Cronbach's Alpha phải đảm bảo rằng quy tắc chung > 0,60 và các biến có hệ số tương quan tổng > 0,3 được chấp nhận (Hulin và cộng sự, 2001). Kết quả phân tích độ tin cậy xác định rằng, tất cả các thang đo đều đủ điều kiện để tiến hành các bước tiếp theo của mô hình vì các biến có hệ số alpha > 0,6 và hệ số tương quan tổng > 0,3.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Kết quả cho thấy Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) là 0,772 (> 0,5 và nhỏ hơn 1); kiểm định Bartlett có hệ số Sig. = 0,000

Kết quả ma trận xoay cho thấy, 53 biến quan sát được chia thành 13 nhân tố. Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố > 0,5 và các nhân tố mới phát sinh (với cặp biến quan sát PV1 và PV2 từ nhân tố giá trị). Các cặp biến quan sát PV1 và PV2 có liên quan đến tiết kiệm thời gian và chi phí khi áp dụng nền tảng TTKTS. Do đó, nhân tố mới này được đặt tên là Tiết kiệm thời gian và chi phí (TC). Giả thuyết về nhân tố TC có tác động tích cực đến ý định hành vi áp dụng nền tảng TTKTS của các nhà cung cấp dịch vụ TTKTS tại Việt Nam.

Ma trận xoay kết quả cho các biến phụ thuộc, một nhân tố đã được tìm thấy và các hệ số tải nhân tố đều > 0,5 và KMO = 0,667. Kết quả này phù hợp để sử dụng trong phân tích mô hình.

Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

Phân tích CFA tập trung vào các mô hình đo lường có kết quả phù hợp với dữ liệu thực tế và hệ số KMO là 0,768 (> 0,5), Sig. là 0,000 0,8 là phù hợp vừa phải. Kết quả phân tích cho thấy, giá trị TLI là 0,957; giá trị CFI = 0,961; giá trị GFI = 0,909, do đó kết quả này rất phù hợp với mô hình. Giá trị RMSEA phải ≤ 0,06 để được chấp nhận, do đó RMSEA bằng 0,022 là tốt; giá trị PCLOSE ≥ 0,01 là chấp nhận được, do đó PCLOSE từ 1.000 là tuyệt vời (Hu và Bentler, 1999). Kết quả hệ số chuẩn hóa và không chuẩn hóa > 0,5 và giá trị phương sai tổng > 0,5 cho thấy mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường (Hình 2).

Hình 2: Phân tích nhân tố khẳng định

Nghiên cứu hiệu quả thanh toán kỹ thuật số

Nguồn: Tính toán của tác giả từ AMOS 24.0

Mô hình phương trình cấu trúc (SEM)

Kết quả phân tích SEM cho thấy, mô hình đạt được sự phù hợp tốt với dữ liệu thị trường khi p = 0,000; Chi-square/df = 1,345; TLI = 0,948; CFI = 0,952; GFI = 0,905; RMSEA = 0,024; PCLOSE = 1,000 (Hình 3).

Hình 3: Mô hình SEM

Nghiên cứu hiệu quả thanh toán kỹ thuật số

Nguồn: Tính toán của tác giả từ AMOS 24.0

Kết quả phân tích trọng số hồi quy và trọng số hồi quy chuẩn hóa cho thấy EE, PV và TC có tác động tích cực đến BI, với giá trị P lần lượt là 0,011; 0,017 và 0,000. Ngoài ra, HA và BI có tác động tích cực đến UB với giá trị P lần lượt là 0,001 và 0,000. Đồng thời, UB có tác động tích cực đến DP với giá trị P lần lượt là 0,010 (Bảng 1).

Bảng 1: Hồi quy và hồi quy chuẩn hóa

Hệ số không chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa

Estimate

S.E.

C.R.

P

Estimate

BI

FC

,037

,033

1,109

,267

,060

BI

HA

-,022

,032

-,688

,491

-,034

BI

PE

,013

,033

,405

,686

,022

BI

EE

,114

,045

2,544

,011

,124

BI

SI

,026

,045

,574

,566

,029

BI

HM

-,083

,058

-1,425

,154

-,073

BI

PV

,125

,052

2,393

,017

,130

BI

TC

,357

,067

5,345

***

,332

UB

FC

-,022

,028

-,787

,431

-,039

UB

HA

,098

,030

3,212

,001

,168

UB

TH

,043

,065

,662

,508

,038

UB

OZ

,008

,071

,112

,911

,006

UB

EV

-,049

,046

-1,080

,280

-,057

UB

BI

,326

,053

6,115

***

,359

DP

BI

,005

,055

,089

,929

,005

DP

UB

,163

,063

2,570

,010

,164

Nguồn: Tính toán của tác giả từ AMOS 24.0

Kết quả ước tính Bootstrap của thống kê tóm tắt cho thấy kết quả đáng tin cậy, với C.R 5% (Bảng 2).

Bảng 2: Phương pháp Bootstrap

Parameter

SE

SE-SE

Mean

Bias

SE-Bias

C.R = Bias / SE-Bias

BI

FC

,052

,001

,060

,000

,002

0

BI

HA

,053

,001

-,031

,003

,002

1,5

BI

PE

,057

,001

,019

-,002

,002

-1,0

BI

EE

,048

,001

,125

,001

,001

1,0

BI

SI

,060

,001

,027

-,002

,002

-1,0

BI

HM

,054

,001

-,074

-,001

,002

-0,5

BI

PV

,056

,001

,128

-,003

,002

-1,5

BI

TC

,068

,001

,336

,002

,002

1,0

UB

FC

,050

,001

-,040

-,001

,001

-1,0

UB

HA

,050

,001

,166

-,003

,002

-1,5

UB

TH

,062

,001

,036

-,002

,002

-1,0

UB

OZ

,059

,001

,004

-,002

,002

-1,0

UB

EV

,056

,001

-,059

-,002

,002

-1,0

UB

BI

,057

,001

,360

,001

,002

0,5

DP

BI

,069

,001

,008

,002

,002

1,0

DP

UB

,072

,001

,160

-,003

,002

-1,5

Nguồn: Tính toán của tác giả từ AMOS 24.0

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu hiệu quả TTKTS tại Việt Nam áp dụng mô hình UTAUT2 tích hợp với mô hình TOE, tác giả rút ra một số kết luận và khuyến nghị như sau:

Thứ nhất, các đơn vị cung cấp dịch vụ TTKTS tại Việt Nam cần tiếp tục tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng thanh toán số. Các đơn vị này cần đẩy nhanh việc sử dụng và mở rộng mạng 5G để nâng cao vùng phủ sóng, sử dụng dịch vụ mạng tốc độ cao, liền mạch và nâng cao trình độ ứng dụng internet di động. Đồng thời, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán số cần áp dụng các nền tảng ứng dụng TTKTS mới, dễ hiểu và dễ sử dụng, đồng thời tận dụng tốt hơn thông tin thu thập được từ các dấu vết của TTKTS để đáp ứng các nhu cầu dịch vụ thanh toán số đa dạng.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng TTKTS là công cụ hỗ trợ giao dịch và thúc đẩy doanh thu cho các nhà cung cấp dịch vụ TTKTS. Do đó, các nhà cung cấp dịch vụ TTKTS cần thường xuyên quan tâm đến việc ứng dụng, bảo trì và phát triển các giải pháp công nghệ và nền tảng hỗ trợ triển khai thanh toán số cần đảm bảo thanh toán nhanh chóng và tiện lợi, thông qua nhiều phương thức hoặc hình thức TTKTS đa dạng. Đặc biệt, các nhà cung cấp dịch vụ TTKTS cần quan tâm đến cấu trúc của cơ sở hạ tầng TTKTS, bao gồm các thành phần như cổng thanh toán, hệ thống xử lý giao dịch, hệ thống bảo mật, hệ thống kết nối người tham gia giao dịch và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán số để kết hợp các thành phần này lại với nhau nhằm tạo ra một hệ thống TTKTS hiệu quả, nhanh chóng và an toàn cho người dùng. Qua đó, các đơn vị cung cấp dịch vụ TTKTS có thể khai thác yếu tố giá trị giá cả tác động tích cực đến ý định hành vi sử dụng nền tảng TTKTS, tối đa hóa các tính năng nhanh chóng, tiện lợi và an toàn, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí vận hành, tạo lợi thế cạnh tranh cho các đơn vị cung cấp dịch vụ TTKTS, tối ưu hóa quy trình kinh doanh, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái số, mở rộng hợp tác với các đối tác công nghệ và gia tăng nhiều lợi ích khác do nền tảng TTKTS mang lại.

Thứ ba, tiết kiệm thời gian và chi phí có tác động tích cực đến ý định hành vi áp dụng nền tảng TTKTS tại Việt Nam của các đơn vị cung cấp dịch vụ TTKTS. Đây là yếu tố mới phát sinh trong mô hình, càng khẳng định thêm tác động của lợi ích khi sử dụng nền tảng TTKTS đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ TTKTS. Do đó, các đơn vị cung cấp dịch vụ TTKTS cần tối ưu hóa hiệu quả và giảm chi phí vận hành, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý doanh nghiệp. Theo đó, các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán số quan tâm đầu tư toàn diện và đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng TTKTS để giúp giảm thời gian và chi phí cho quá trình thanh toán.

Thứ tư, sự thay đổi thói quen cung cấp dịch vụ thanh toán của các tổ chức cung cấp dịch vụ TTKTS dựa trên nền tảng TTKTS được thể hiện rõ khi có sự dịch chuyển từ phương thức thanh toán truyền thống sang cung cấp ví điện tử, thanh toán không tiếp xúc… Để tạo thói quen và thúc đẩy ứng dụng nền tảng TTKTS trong cung cấp dịch vụ TTKTS, cần phát triển mạnh mẽ hạ tầng TTKTS rộng khắp. Bên cạnh việc phát triển các nền tảng TTKTS mới, hiện đại, các nhà cung cấp hạ tầng và nền tảng TTKTS cần cung cấp các nền tảng TTKTS nhiều tính năng mới, phù hợp, giúp cung cấp dịch vụ thanh toán số với nhiều tiện ích, dễ sử dụng, chi phí hợp lý, tạo điều kiện kết nối liền mạch với các trung tâm thương mại, nền tảng thương mại điện tử, doanh nghiệp và dịch vụ trong hệ thống hạ tầng mạng thanh toán số. Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách khuyến khích ứng dụng rộng rãi nền tảng TTKTS cho TTKTS, đặc biệt là ứng dụng nền tảng TTKTS để cung cấp dịch vụ thanh toán số xuyên biên giới và cung cấp dịch vụ TTKTS gắn với việc triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại Việt Nam.

Thứ năm, yếu tố ý định hành vi tác động tích cực đến hành vi sử dụng nền tảng TTKTS của các đơn vị cung cấp dịch vụ TTKTS tại Việt Nam cần được quan tâm, không chỉ đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ TTKTS, mà còn đối với các đơn vị cung cấp nền tảng TTKTS và các nhà hoạch định chính sách. Cần có các biện pháp và cơ chế, chính sách, thúc đẩy, tạo điều kiện đồng bộ cho việc phối hợp và tích hợp các nền tảng TTKTS đa kênh và các nền tảng thương mại điện tử đa kênh. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các đơn vị cung cấp nền tảng TTKTS thiết kế các nền tảng TTKTS phù hợp, cũng như giúp các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán số đáp ứng nhu cầu giao dịch TTKTS ngày càng tăng cùng với các giao dịch thanh toán được thực hiện thông qua các giải pháp thương mại điện tử, giúp các giao dịch diễn ra thông suốt trên các thiết bị và nền tảng TTKTS, thanh toán dễ dàng và theo thời gian thực, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Thứ sáu, để thúc đẩy việc sử dụng nền tảng TTKTS của các đơn vị cung cấp dịch vụ TTKTS tác động tích cực đến hiệu quả TTKTS tại Việt Nam, cần có các giải pháp, chính sách kịp thời, đồng bộ trong từng giai đoạn phát triển phù hợp với Chiến lược tài chính đến năm 2030 và Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại Việt Nam. Đặc biệt, cần triển khai các giải pháp đảm bảo đầy đủ các yếu tố cần thiết để tạo ra hệ sinh thái thanh toán số bền vững tại Việt Nam. Triển khai các giải pháp đổi mới công nghệ và vận hành phù hợp; xây dựng hệ thống thanh toán bù trừ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về khối lượng giao dịch; thúc đẩy và tạo điều kiện chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính và phát triển tài chính số; phát triển nền tảng ứng dụng cho các dịch vụ số trong lĩnh vực tài chính. Các giải pháp này góp phần vào sự phát triển của TTKTS tại Việt Nam thông qua việc tăng số lượng giao dịch của các đơn vị cung cấp dịch vụ TTKTS, có tác động tích cực đến việc giảm chi phí, giảm thời gian giao dịch, tăng cường bảo mật, tăng doanh số, tạo thêm nhiều mối quan hệ mới với khách hàng và đối tác, qua đó tăng hiệu quả TTKTS cho các đơn vị cung cấp dịch vụ TTKTS tại Việt Nam./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Adhikary, A., Diatha, K. S., Borah, S. B., and Sharma, A. (2021). How does the adoption of digital payment technologies influence unorganized retailers’ performance? An investigation in an emerging market. Journal of the Academy of Marketing Science, 49, 882-902.

2. Bhattarai, B., Shrestha, R., Maharjan, S., Malla, S., and Shakya, S. (2023). Effectiveness of digital payments in the performance of Nepalese micro, small and medium enterprises (MSME). New Perspective: Journal of Business and Economics, 6(1), 9-22.

3. Birigozzi, A., De Silva, C., and Luitel, P. (2025). Digital payments and GDP growth: A behavioral quantitative analysis. Research in International Business and Finance, 102768.

4. Chaveesuk, S., Khalid, B., and Chaiyasoonthorn, W. (2022). Continuance intention to use digital payments in mitigating the spread of COVID-19 virus. International Journal of Data and Network Science, 6(2), 527-536.

5. Hà Văn Dương (2022a). Giáo trình Fintech và Dịch vụ Tài chính số. Nxb Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Hà Văn Dương (2022b). Giáo trình Fintech trong hoạt động ngân hàng. Nxb Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Ha, V. D., and Nguyen, T. T. (2022). Behavioral Assessments of Using Fintech Services and E-Commerce. Publisher : Eliva Press. Chisinau, Republic of Moldova, Europe.

8. Hair, J.F., Ringle, C.M., and Sarstedt, M. (2011). PLS-SEM: Indeed a silver bullet. The Journal of Marketing Theory and Practice, 19(2), 139-152.

9. Linge, A. A., Chaudhari, T., Kakde, B. B., and Singh, M. (2023). Analysis of factors affecting use behavior towards mobile payment apps: A SEM approach. Human Behavior and Emerging Technologies, 2023(1), 3327994.

10. Meiranto, W., Faisal, F., and Yuyetta, E.N.A. (2024). The mediating role of effort expectation on digital banking behavior intention in the Indonesian bank industry: An integration of UGT-UTAUT2. International Journal of Data and Network Science, 8(4), 2547-2562. DOI: 10.5267/j.ijdns.2024.5.003.

11. Nepal, S., and Nepal, B. (2023). Adoption of Digital Banking: Insights from a UTAUT Model. Journal of Business and Social Sciences Research, 8(1), 17-34.

12. Latifah, N., Widayani, A., and Rachmawati, I. (2021). Adoption of Mobile Payment Approach Extended the UTAUT 2. Relevance: Journal of Management and Business, 4(2), 156-175.

13. Statista (2025). Digital Payments - Vietnam. Retrieved form https://www.statista.com/outlook/fmo/ digital-payments/vietnam.

14. Susilowati, A., Rianto, B., Wijaya, N., and Sanny, L. (2021). Effects of UTAUT 2 model on the use of BCA mobile banking in Indonesia. Turkish Journal of Computer and Mathematics Education, 12(3), 5378-5387.

Ngày nhận bài: 05/5/2025; Ngày hoàn thiện biên tập: 12/5/2025; Ngày duyệt đăng: 19/5/2025