
Đại biểu trao đổi ý kiến tại Hội nghị chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại trong tình hình mới - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Đó là đề xuất được đưa ra tại Hội nghị
Lực lượng quản lý thị trường tại Đà Nẵng kiểm tra một cửa hiệu trên phố chuyên bán cho khách du lịch - Ảnh: QLTT
Không hàng hóa nào hàng giả không "chạm" tới
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, vấn nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang lan rộng trên thế giới.
Trong nước, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được sản xuất quy mô lớn có dấu hiệu tăng dần, được mua bán công khai, lộ liễu, gần như thách thức các cơ quan chức năng.
Khác với trước đây, hàng giả chỉ xuất hiện đối với một số nhóm sản phẩm như thời trang, phụ kiện thời trang, mỹ phẩm, thì hiện nay hàng giả xuất hiện trong hầu hết các ngành, đặc biệt là dược phẩm, thực phẩm chức năng, rượu bia, thuốc lá, linh kiện điện tử, vật tư nông nghiệp, phụ tùng ô tô, xe máy...
Có thể nói, tất cả các sản phẩm hàng hóa đều có nguy cơ bị làm giả.
Theo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, 6 tháng đầu năm 2025, các lực lượng chức năng cả nước đã kiểm tra, xử lý 50.419 vụ liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, giảm 21,45% so với cùng kỳ năm 2024.
Riêng trong tháng cao điểm từ 15-5 đến 15-6, lực lượng chức năng cả nước đã kiểm tra, xử lý 10.437 vụ. Thu nộp ngân sách nhà nước hơn 1.278 tỉ đồng, khởi tố hình sự 204 vụ, 382 đối tượng bị khởi tố.
