
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng - Ảnh: VGP
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6-2025 diễn ra chiều 3-7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng báo cáo thông tin trên và cho biết Tổng thống Trump điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng định giảm đáng kể thuế quanĐỌC NGAY
Vốn FDI thực hiện đạt trên 11,7 tỉ USD, tăng 8,1%. Số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường 6 tháng đạt 152.700 doanh nghiệp, cao hơn 20% so với số rút lui khỏi thị trường (127.200 doanh nghiệp).
Đặc biệt, tính riêng tháng 6, doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt gần 24.400 doanh nghiệp, cao nhất từ trước đến nay, với tổng số vốn đăng ký gần 177.000 tỉ đồng, tăng lần lượt 60,5% và 21,2% so với cùng kỳ năm trước...
Ông Thắng nói thêm ngày 30-6, toàn bộ 34 địa phương đồng loạt tổ chức lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sắp xếp đơn vị hành chính và thành lập đảng bộ tỉnh, nhân sự lãnh đạo địa phương để bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp vận hành từ 1-7.
"Đây là thời khắc đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả", ông Thắng nhận định và cho rằng lòng tin, niềm tự hào của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp được nâng lên, tạo khí thế mới để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Nhiều thách thức cho nền kinh tế
Tuy vậy thời gian tới dự báo nền kinh tế sẽ phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức hơn; yêu cầu các cấp, ngành, địa phương phải chủ động, quyết liệt, sát sao hơn nữa để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra.
Bộ Tài chính cũng phân tích một số khó khăn, thách thức như: Mục tiêu tăng trưởng năm 2025 còn nhiều thách thức; kinh tế vĩ mô còn chịu nhiều sức ép, nhất là trong điều hành tỉ giá, lãi suất; Hoàn thiện thể chế, pháp luật đã được quan tâm chỉ đạo nhưng vẫn còn vướng mắc, chưa theo kịp yêu cầu phát triển; Đời sống của một bộ phận người dân, người lao động còn khó khăn...
Về giải pháp, ông Thắng nhấn mạnh sẽ khẩn trương trình Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả các văn bản; theo dõi sát hoạt động của chính quyền 2 cấp, việc triển khai các quy định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền, kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ dứt điểm vướng mắc.
Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển thương mại hài hòa, bền vững với các nước; không ngừng hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống về đầu tư, tiêu dùng trong nước và phát triển các động lực tăng trưởng mới.
