EVN họp báo công bố điều chỉnh giá điện - Ảnh: NGỌC AN
Từ ngày 10-5, giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8%.
Trong bối cảnh giá điện tăng, doanh nghiệp cần phải tiết giảm chi phí để lợi nhuận không bị giảm đi - Ảnh: T.P.
“Nếu tính cả lần tăng giá điện này, trong vòng ba năm trở lại đây, giá điện đã tăng tổng cộng đến 17%. Thông thường chi phí tiền điện chiếm 4 - 6% trong chi phí sản xuất ngành dệt may nên việc điện tăng giá góp phần tăng giá thành hàng hóa, trong khi hàng Việt Nam vốn đã yếu thế hơn so với các nước khác về công nghệ và nguồn nhân lực”, ông Việt lưu ý.
Tổng giám đốc Công ty Việt Thắng Jean cũng ước tính thời gian qua chi phí đầu tư vào sản phẩm xanh, bền vững đã tăng mạnh nên việc giá điện tăng thêm, làm tăng cả chi phí đầu vào lẫn giá thành sản phẩm, càng làm giảm sức cạnh tranh của DN. Hiện nay các DN đang nỗ lực sản xuất, chạy đua hoàn thiện các đơn hàng để kịp giao trước khi thuế đối ứng có hiệu lực nên việc giá điện tăng sẽ ngay lập tức tác động đến DN.
Trong khi đó, ông Đỗ Phước Tống, chủ tịch HĐTV Công ty cơ khí Duy Khanh, chủ tịch Hội DN cơ khí - điện TP.HCM, thừa nhận giá điện tăng sẽ khiến các DN sản xuất Việt đối diện thêm gánh nặng chi phí. Với tác động của thuế đối ứng, các DN đang bị sụt giảm đơn hàng nên việc tăng giá điện sẽ khiến bài toán chi phí đầu vào thêm chật vật. Ông Tống cho hay chi phí tiền điện chiếm 10% chi phí sản xuất của DN ông, với mức tăng giá điện như hiện nay sẽ tác động trực tiếp đến giá bán của sản phẩm, tác động đến yếu tố cạnh tranh hàng hóa trên thị trường.
Tổng giám đốc một DN sản xuất ở TP.HCM cho biết trong bối cảnh cạnh tranh mạnh về giá thành, dù tăng 1% chi phí cũng là yếu tố “đau đầu” đối với DN. Do đó, DN này cho rằng bên cạnh nỗ lực của DN là tiết kiệm điện, cải tiến máy móc và sử dụng năng lượng tái tạo thì ngành điện cần đảm bảo giá điện ổn định, tránh tăng giá thường xuyên khiến DN bị động về mặt chi phí.
Link nội dung: https://www.kinhtevadulich.vn/tang-gia-dien-48-evn-noi-da-can-nhac-ky-kha-nang-chi-tra-cua-nguoi-dan-a326449.html