PGS., TS. Bùi Văn Trịnh, TS. Huỳnh Cẩm Thanh, ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh, ThS. Lê Thị Xuyến
Trường Đại học Cửu Long
ThS. Nguyễn Ngọc Hỏi
Phòng Nội vụ huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
Email: bvtrinh@ctu.edu.vn, huynhcamthanh@mku.edu.vn
Tóm tắt
Nghiên cứu tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và lượng vốn vay tín chấp của cán bộ, công chức tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (trước khi hợp nhất với tỉnh Bến Tre và Trà Vinh). Kết quả cho thấy các nhân tố có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê đến khả năng tiếp cận tín dụng gồm: thâm niên công tác, thời gian công tác còn lại, số người phụ thuộc, thu nhập, mục đích vay vốn và đặc biệt là sự xác nhận của thủ trưởng đơn vị. Trên cơ sở kết quả phân tích, nghiên cứu đề xuất các hàm ý chính sách góp phần nâng cao hiệu quả vay vốn tín chấp, đáp ứng nhu cầu tài chính chính đáng của đội ngũ cán bộ công chức trong điều kiện không có tài sản đảm bảo.
Từ khóa: Tín dụng tín chấp, cán bộ công chức, lượng vốn vay, Mô hình Tobit, nhân tố ảnh hưởng.
Summary
This study focuses on analyzing determinants of accessibility and amount of unsecured loans granted to civil servants and public employees at commercial banks in Vinh Long province. The result points out several factors creating a positive and statistically significant impact on credit accessibility, namely years of service, remaining time until retirement, number of dependents, income, loan purpose, and notably, the endorsement by the head of the working unit. From this finding, the study proposes policy implications to improve the effectiveness of unsecured lending, thereby meeting the legitimate financial needs of civil servants who lack collateral assets.
Keywords: Unsecured credit, civil servants, loan amount, Tobit model, i determinants
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết
Khái niệm tín dụng trong nghiên cứu này được tiếp cận từ cả góc độ kinh tế học truyền thống và tài chính ngân hàng hiện đại. Theo Mishkin (2007), tín dụng là một công cụ chuyển giao quyền sử dụng vốn từ người có vốn sang người cần vốn, trên cơ sở hoàn trả. Trong khi đó, Stiglitz & Weiss (1981) nhấn mạnh đến vấn đề thông tin bất cân xứng trong tín dụng, dẫn đến hiện tượng lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của người đi vay. Bên cạnh đó, lý thuyết cung-cầu tín dụng (Jaffee & Russell, 1976) cho thấy mức lãi suất không phải là yếu tố quyết định duy nhất, mà còn phụ thuộc vào sự đánh giá rủi ro và độ tin cậy của khách hàng. Các lý thuyết này tạo nền tảng quan trọng cho việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng tín chấp trong nghiên cứu. Cơ sở này cũng hỗ trợ cho việc lựa chọn mô hình định lượng phù hợp, như Probit và Tobit, để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng trong thực tiễn.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận 2 giai đoạn: định tính và định lượng. Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính nhằm xây dựng và hoàn chỉnh bảng câu hỏi khảo sát. Nhóm tác giả tiến hành phỏng vấn thử 30 cán bộ công chức (CBCC) tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long (trước khi sắp xếp đơn vị hành chính) để đánh giá mức độ rõ ràng, dễ hiểu và tính phù hợp của từng câu hỏi (các thông tin địa danh, đơn vị hành chính trong nghiên cứu là thông tin trước ngày 1/7/2025). Giai đoạn chính thức sử dụng phương pháp định lượng, thu thập dữ liệu thông qua bảng hỏi đã được chuẩn hóa với 180 quan sát, từ các CBCC tại các địa phương tiêu biểu của tỉnh Vĩnh Long. Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả vận dụng mô hình hồi quy Probit và Tobit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng tín chấp. Phương pháp này đã được nhiều nhà nghiên cứu quốc tế sử dụng trong nghiên cứu khả năng tiếp cận tín dụng (Aliero & Ibrahim, 2011; Dzadze & Nurah, 2012).
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
Đặc điểm của của cán bộ công chức qua mẫu khảo sát
Từ kết quả khảo sát 178 cán bộ công chức (CBCC) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, mẫu điều tra cho thấy một số đặc điểm nhân khẩu học nổi bật. Về giới tính, nam chiếm 61,2%, nữ chiếm 38,8%. Về độ tuổi, phần lớn CBCC nằm trong độ tuổi từ 30 đến 50 (88,2%) cho thấy, lực lượng lao động đang ở giai đoạn ổn định và giàu kinh nghiệm công tác. Trình độ học vấn chủ yếu là đại học (86%), sau đó là cao đẳng (7,8%) và sau đại học (6,2%), phản ánh chất lượng nguồn nhân lực tương đối cao. Đa số CBCC là người Kinh (98,3%), phần lớn đã kết hôn, có từ 1 đến 2 con. Về đơn vị công tác, hơn một nửa đang làm việc tại cấp xã/phường/thị trấn (55,6%), còn lại làm việc tại các phòng, ban quận/huyện và cấp tỉnh.
Đặc điểm của các biến đưa vào mô hình
Các biến được sử dụng phân tích trong mô hình nghiên cứu được thể hiện qua Bảng 1.
Bảng 1: Đặc điểm của các biến đưa vào mô hình
Biến |
Giá trị nhỏ nhất |
Giá trị lớn nhất |
Độ lệch chuẩn |
Giá trị trung bình |
---|---|---|---|---|
Giới tính CBCC |
0.00 |
1.00 |
0.49 |
0.61 |
Dân tộc CBCC |
1.00 |
3.00 |
0.22 |
1.00 |
Trình độ học vấn |
1.00 |
3.00 |
0.41 |
1.20 |
Thu nhập hàng tháng |
3.00 |
8.00 |
1.17 |
5.38 |
Chi tiêu hàng tháng |
2.00 |
7.00 |
1.07 |
4.47 |
Mục đích vay (KD = 1) |
0.00 |
1.00 |
0.47 |
0.53 |
Nguồn: Phân tích từ số liệu khảo sát, 2024
Từ kết quả khảo sát và mô hình nghiên cứu đề xuất, các biến được đưa vào mô hình bao gồm cả biến định tính và định lượng. Biến phụ thuộc là khả năng vay tín dụng tín chấp của CBCC, được mã hóa dạng nhị phân. Các biến độc lập bao gồm các yếu tố cá nhân và kinh tế - xã hội như giới tính, dân tộc, học vấn, thu nhập, chi tiêu, số người phụ thuộc, vị trí công tác, thâm niên, thời gian công tác còn lại, xác nhận của thủ trưởng đơn vị, và mục đích vay vốn.
Phân tích khả năng tiếp cận tín dụng tín chấp của cán bộ công chức
Khả năng tiếp cận tín dụng tín chấp của CBCC được phân tích bằng mô hình Probit, với biến phụ thuộc là nhị phân (1: có tiếp cận; 0: không tiếp cận). Mô hình như sau:
P(VAYTCi=1) = Φ (β0 + β1THAMNIENi +β2TGCLi + β3PHUTHUOCi + β4THUNHAPi + β5CHITIEUi + β6XACNHANi + β7MUCDICHVAYi)
Trong đó, Φ là hàm phân phối chuẩn tích lũy; các biến độc lập đại diện cho đặc điểm cá nhân và tài chính của CBCC.
Kết quả khả năng tiếp cận tín dụng tín cấp của CBCC được thể hiện quan Bảng 2.
Bảng 2: Khả năng tiếp cận tín dụng tín cấp của cán bộ công chức
Biến |
Hệ số |
Z-Stat |
Ý nghĩa thống kê |
---|---|---|---|
THAMNIEN |
0.436 |
2.53 |
5% |
TGCL |
0.287 |
1.99 |
5% |
PHUTHUOC |
0.615 |
3.08 |
1% |
THUNHAP |
0.724 |
2.64 |
1% |
CHITIEU |
-0.437 |
-2.32 |
5% |
XACNHAN |
1.267 |
3.46 |
1% |
MUCDICHVAY |
0.598 |
2.01 |
5% |
Nguồn: Phân tích từ số liệu khảo sát, 2025
Kết quả phân tích mô hình Probit cho thấy, có 7 nhân tố có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng tín chấp của CBCC:
- Thâm niên công tác (THAMNIEN) có ảnh hưởng tích cực, với hệ số hồi quy là 0.436 và giá trị z = 2.53 (mức ý nghĩa 5%). Điều này cho thấy CBCC có nhiều năm làm việc sẽ được các ngân hàng tin tưởng hơn khi xét duyệt vay tín chấp.
- Thời gian công tác còn lại (TGCL) có hệ số 0.287, z = 1.99 (mức ý nghĩa 5%), phản ánh rằng CBCC còn nhiều năm công tác có khả năng trả nợ tốt hơn, nhờ vậy xác suất tiếp cận tín dụng tăng lên.
- Số người phụ thuộc (PHUTHUOC) có hệ số 0.615, z = 3.08 (mức ý nghĩa 1%), cho thấy CBCC có nhiều người phụ thuộc thường có nhu cầu và được hỗ trợ tín dụng nhiều hơn.
- Thu nhập hàng tháng (THUNHAP) có ảnh hưởng tích cực rất rõ ràng, với hệ số 0.724, z = 2.64 (mức ý nghĩa 1%). Thu nhập cao giúp ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ tốt, từ đó tăng xác suất được cấp tín dụng.
- Mục đích vay (MUCDICHVAY) có hệ số 0.598, z = 2.01 (mức ý nghĩa 5%). CBCC vay với mục đích rõ ràng và hợp lý (như sản xuất kinh doanh) thường được ngân hàng ưu tiên phê duyệt.
- Xác nhận của thủ trưởng đơn vị (XACNHAN) có tác động mạnh nhất với hệ số 1.267, z = 3.46 (mức ý nghĩa 1%). Điều này cho thấy, sự sẵn lòng xác nhận vay từ thủ trưởng đơn vị là yếu tố then chốt giúp ngân hàng yên tâm giải ngân khoản vay tín chấp.
- Chi tiêu hàng tháng (CHITIEU) là yếu tố duy nhất có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể, với hệ số -0.437, z = -2.32 (mức ý nghĩa 5%). Điều này chứng tỏ rằng, nếu chi tiêu quá cao so với thu nhập thì khả năng tiếp cận tín dụng sẽ giảm đi do rủi ro trả nợ cao hơn.
Như vậy, các yếu tố về năng lực tài chính (thu nhập - chi tiêu), điều kiện nghề nghiệp (thâm niên, thời gian còn công tác) và yếu tố tổ chức (xác nhận từ cấp trên, mục đích vay rõ ràng) là những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến khả năng tiếp cận tín dụng tín chấp của CBCC tại các ngân hàng thương mại.
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lượng vốn vay tín chấp của cán bộ công chức
Để đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến lượng vốn vay tín chấp CBCC tiếp cận được từ các tổ chức tín dụng, tác giả sử dụng mô hình Tobit. Phương trình hồi quy được xác định như sau:
TIENVAYTC = α₀ + α₁GIOITINH + α₂DANTOC + α₃HOCVAN + α₄THAMNIEN + α₅THOIGIANCL + α₆VITRI + α₇PHUTHUOC + α₈THUNHAP + α₉CHITIEU + α₁₀XACNHAN + α₁₁MUCDICHVAY + εᵢ
Mô hình Tobit trên được sử dụng để phân tích số liệu sơ cấp được khảo sát, kết quả mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lượng vốn vay tín chấp của CBCC được thể hiện quả Bảng 3.
Bảng 3: Kết quả hồi quy Tobit
Biến |
Tên biến |
Hệ số hồi quy |
T-statistics |
Ý nghĩa thống kê |
---|---|---|---|---|
GIOITINH |
Giới tính CBCC |
-15.7 |
-2.69 |
*** |
DANTOC |
Dân tộc |
-25.4 |
-1.41 |
Không đáng kể |
HOCVAN |
Học vấn |
-0.32 |
-0.07 |
Không đáng kể |
THAMNIEN |
Thâm niên công tác |
+3.86 |
+2.18 |
** |
THOIGIANCL |
Thời gian công tác còn lại |
+1.18 |
+1.74 |
* |
PHUTHUOC |
Số người phụ thuộc |
+2.94 |
+1.90 |
* |
THUNHAP |
Thu nhập hàng tháng |
+0.74 |
+2.21 |
** |
CHITIEU |
Chi tiêu hàng tháng |
-0.51 |
-1.53 |
Không đáng kể |
XACNHAN |
Thủ trưởng xác nhận |
+23.2 |
+2.81 |
*** |
MUCDICHVAY |
Mục đích vay (SXKD = 1) |
+26.0 |
+2.94 |
*** |
Ghi chú: *** p
Nguồn: Phân tích từ số liệu khảo sát, 2024
Kết quả phân tích Tobit ở bảng 3 cho thấy, một số nhân tố có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê đến lượng vốn vay tín chấp của CBCC. Cụ thể:
- Thâm niên công tác tăng 1 năm có thể giúp CBCC vay thêm khoảng 3,86 triệu đồng (p
- Thời gian công tác còn lại có tác động nhẹ nhưng đáng kể, mỗi năm công tác thêm tương ứng với khoảng 1,18 triệu đồng vốn vay tăng thêm (p
- Nếu CBCC có thêm 1 người phụ thuộc, lượng vốn vay có thể tăng khoảng 2,94 triệu đồng (p
- Thu nhập hàng tháng cũng có ý nghĩa thống kê (p
- Xác nhận của thủ trưởng đơn vị có tác động mạnh nhất: Nếu có xác nhận, CBCC có thể vay thêm trung bình 23,2 triệu đồng (p
- Đặc biệt, nếu mục đích vay là sản xuất - kinh doanh theo quy định của pháp luật thay vì tiêu dùng, lượng vốn vay có thể cao hơn khoảng 26 triệu đồng (p
Như vậy, năng lực tài chính, điều kiện công tác và yếu tố tổ chức đều đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định lượng vốn tín chấp mà CBCC có thể tiếp cận.
HÀM Ý CHÍNH SÁCH VỀ KHẢ NĂNG VÀ LƯỢNG VỐN VAY TÍN CHẤP CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC
Căn cứ vào các kết quả phân tích trên, nghiên cứu đề xuất các hàm ý chính sách về khả năng và lượng vốn vay tín chấp của CBCC cụ thể như sau:
Một là, chuẩn hóa và khuyến khích thủ trưởng đơn vị xác nhận vay vốn.
Cả 2 mô hình đều cho thấy, yếu tố xác nhận của thủ trưởng đơn vị có tác động mạnh và rõ rệt đến khả năng (Probit: hệ số 1.267, p
Hai là, thiết kế gói tín dụng phù hợp cho mục đích sản xuất - kinh doanh.
Yếu tố mục đích vay có ảnh hưởng dương trong cả 2 mô hình (Probit: hệ số 0.598, p
Ba là, phân tầng tín dụng dựa trên thâm niên công tác và thời gian còn lại.
Các biến thâm niên công tác và thời gian còn lại đều có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận và lượng vốn vay. Ngân hàng nên xây dựng biểu đồ tín dụng theo bậc thâm niên, chẳng hạn: thâm niên từ 10 năm trở lên được hưởng hạn mức và lãi suất ưu đãi hơn. Áp dụng cơ chế “tín dụng nghề nghiệp”: những CBCC còn nhiều năm làm việc sẽ được đánh giá là đối tượng có độ tin cậy cao để cho vay tín chấp.
Bốn là, linh hoạt đánh giá khả năng tài chính - gia đình.
Thu nhập và chi tiêu có tác động đáng kể đến khả năng tiếp cận và lượng vốn vay: Cần đánh giá thu nhập dựa trên tổng thu nhập thực tế thay vì chỉ nhìn bảng lương cố định, kể cả phụ cấp hay thu nhập phụ.
Trong khi đó, mức chi tiêu quá cao làm giảm khả năng tiếp cận nên ngân hàng cần tư vấn tài chính để giúp CBCC cân đối thu - chi cá nhân trước khi vay.
Yếu tố số người phụ thuộc lại có tác động tích cực cho thấy ngân hàng nên lồng ghép chính sách nhân đạo, hỗ trợ thêm cho CBCC đang gánh trách nhiệm nuôi con hoặc chăm sóc người thân.
Năm là, kết hợp công nghệ để mở rộng tín dụng tín chấp.
Triển khai hệ thống eKYC và đánh giá tín nhiệm nội bộ chuyên biệt cho CBCC, nhằm rút ngắn quy trình và tự động hóa xét duyệt tín dụng.
Xây dựng cơ sở dữ liệu kết nối giữa các cơ quan nhà nước và ngân hàng, giúp xác thực hồ sơ công tác, giảm rủi ro tín dụng.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng và lượng vốn vay tín chấp của CBCC tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, thông qua 2 mô hình định lượng: Probit và Tobit.
Kết quả từ mô hình Probit cho thấy có 7 yếu tố có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến khả năng tiếp cận tín dụng tín chấp, trong đó các yếu tố nổi bật gồm: thâm niên công tác, thời gian công tác còn lại, thu nhập hàng tháng, số người phụ thuộc, chi tiêu hàng tháng, xác nhận của thủ trưởng đơn vị và mục đích vay vốn. Đặc biệt, yếu tố “xác nhận của thủ trưởng đơn vị” có ảnh hưởng mạnh nhất, giúp tăng đáng kể xác suất tiếp cận tín dụng (hệ số 1.267; p
Mô hình Tobit cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa đến lượng vốn vay gồm: thâm niên công tác (+3,86 triệu đồng/năm), thời gian công tác còn lại (+1,18 triệu đồng/năm), thu nhập hàng tháng (+0,74 triệu đồng mỗi bậc), số người phụ thuộc (+2,94 triệu đồng/người), xác nhận của thủ trưởng (+23,2 triệu đồng) và mục đích vay là sản xuất - kinh doanh (+26 triệu đồng). Các yếu tố này không chỉ cải thiện khả năng tiếp cận mà còn góp phần nâng cao quy mô tín dụng CBCC được cấp.
Từ đó, có thể khẳng định rằng khả năng và mức vay tín chấp của CBCC không chỉ phụ thuộc vào điều kiện tài chính cá nhân, mà còn chịu ảnh hưởng đáng kể từ yếu tố tổ chức, động cơ sử dụng vốn và sự minh bạch trong thông tin công tác. Việc định hình các chính sách tín dụng phù hợp cho nhóm đối tượng này có ý nghĩa thiết thực, góp phần thúc đẩy tiêu dùng, ổn định đời sống CBCC và hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương.
Tài liệu tham khảo:
1. Aliero, H. M., & Ibrahim, S. S. (2011). Determinants of Access to Credit among Rural Farmers in Sokoto State, Nigeria. Journal of Development and Agricultural Economics, 3(5), 237-241.
2. Dzadze, P., & Nurah, G. K. (2012). Factors Determining Access to Formal Credit in Ghana: A Case Study of Smallholder Farmers in the Abura-Asebu-Kwamankese District. Journal of Development and Agricultural Economics, 4(14), 416-423.
3. Jaffee, D., & Russell, T. (1976). Imperfect Information, Uncertainty, and Credit Rationing. Quarterly Journal of Economics, 90(4), 651-666.
4. Mishkin, F. S. (2007). The Economics of Money, Banking, and Financial Markets (8th ed.). Pearson Education.
5. Stiglitz, J. E., & Weiss, A. (1981). Credit Rationing in Markets with Imperfect Information. American Economic Review, 71(3), 393-410.
Ngày nhận bài: 25/6/2025; Ngày hoàn thiện biên tập: 10/7/2025; Ngày duyệt đăng: 11/7/2025 |